Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ tính riêng trong 2 tháng gần đây, liên tục lập đỉnh và cao nhất là mốc 663 USD/tấn vào đầu tháng 12. Nếu như năm 1999 gạo Việt đánh dấu cột mốc kim ngạch xuất khẩu vượt con số 1 tỷ USD thì nay con số này đã tăng gấp 4,5 lần.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sản lượng gạo toàn cầu có thể đạt gần 520 triệu tấn, đồng thời mức tiêu thụ cũng tiến sát 525 triệu tấn. Nư vậy, chênh lệch giữa cung - cầu tới gần 5 triệu tấn gạo. Theo các chuyên gia dự báo, giá gạo thế giới vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao vào năm 2024.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục lập đỉnh. Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Đức Dũng - Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết: "Về mặt lý thuyết khi giá gạo cao thì khuyến khích các nước gia tăng sản xuất, nhưng do năm 2024 thời tiết không thuận lợi ở nhiều khu vực, nên nhiều quốc gia bị giảm sản lượng trong quý I/2024. Elnino vẫn tiếp tục giữa năm 2024, dẫn tới nguồn cung thấp nên đây vẫn là yếu tố hỗ trợ giá gạo tiếp tục cao trong thời gian tới".
Tính đến ngày 15/12, tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 7,9 triệu tấn, thu về 4,54 tỷ USD, lập kỷ lục lịch sử mới trong ngành hàng lúa gạo của nước ta.
Nhu cầu nhập khẩu gạo sẽ biến động
Một diễn biến mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chú ý đó là năm 2024, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước sẽ biến động. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số quốc gia sẽ giảm như Brazil, Ai Cập, Ghana...
Tuy nhiên, một số bạn hàng lớn của Việt Nam như Indonesia, Philippines... dự báo sẽ tăng. Một bạn hàng lớn của Việt Nam là Indonesia dự báo tăng nhập khẩu khoảng 600.000 tấn trong năm 2024.
Cũng trong khuôn khổ Festival lúa gạo vừa qua, đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Philippines cũng khẳng định sẽ gia tăng nhập khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới. Trong năm nay, 90% gạo nhập khẩu vào nước này là từ Việt Nam.
Ông Leocadia Sebastian - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết: "Thời gian tới chúng tôi cần mua gạo của Việt Nam rất lớn. Ngoài việc mua gạo của Việt Nam, chúng tôi sẽ đầu tư hỗ trợ Việt Nam xây dựng vùng san xuất tốt hơn".
Năm 2024, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước sẽ biến động. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, chính sách xuất khẩu gạo của Ấn Độ tiếp tục sẽ là ẩn số ảnh hưởng lớn tới thị trường gạo thế giới trong năm 2024.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định: "Sang năm 2024 nếu Ấn Độ nới lỏng hoặc bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo thì giá sẽ đi xuống và về mức trước đây....".
Với những diễn biến hiện tại, xuất khẩu gạo trong năm 2024 được đánh giá là tương đối khả quan. Đây cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp đưa ra chiến lược xuất khẩu cho năm 2024, trong đó đẩy mạnh liên kết sản xuất gạo chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường khó tính, giá trị cao đang được ưu tiên hàng đầu.
Xuất khẩu hướng đến thị trường giá trị cao
Một số khách hàng đến từ Trung Quốc sau khi tiếp xúc, tìm hiểu về doanh nghiệp, họ đã cam kết bao tiêu từ 150.00 - 200.000 tấn gạo mỗi năm được sản xuất từ Tập đoàn Tân Long.
Theo đại diện doanh nghiệp, nhờ có hệ thống silo trữ lúa lớn, giữ chất lượng lúa được tươi lâu và đồng đều qua thời gian dài, nên họ tự tin nhận những đơn hàng lớn, từ những thị trường khó tính.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay giá gạo đang khá là thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhưng để tránh rui ro từ thị trường Ấn Độ, doanh nghiệp sẽ phải chủ động năm bắt thông tin, chuẩn bị kịch bản khi giá gạo có sự biến động theo chiều hướng tiêu cực.
Theo các chuyên gia, để tranh thua lỗ, doanh nghiệp nên ký hợp đồng khi đã có có thóc, có lúa trong kho, sẽ tránh được những chênh lệch bất lợi giữa giá bán gạo với giá thu mua thóc của người nông dân.
VTV.vn - Giá gạo tăng tại hầu hết các "vựa lúa" của châu Á trong tuần này, với giá gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ đi lên do nhu cầu của thị trường đã có bước cải thiện.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.70345030182213202-hnid-pal-cut-neil-man-teiv-auc-uahk-taux-oag-aig/et-hnik/nv.vtv