Theo nghiên cứu mới nhất của công ty tư vấn kiểm toán Deloitte, việc nhận lương và chi phí sinh hoạt hiện nay trở thành ưu tiên hàng đầu của những người trẻ sinh từ năm 1994 đến 2004 khi bước vào thị trường lao động.
Bà Nathalie Vandaele, một nhà tư vấn tại Deloitte nhận xét, đối với thế hệ Z (những người thuộc nhóm nhân khẩu học sinh từ năm 1994 tới năm 2004), mối quan hệ với gia đình và bạn bè ưu tiên hơn tất cả và công việc chỉ là một trong những giá trị khác.
Deloitte vừa công bố bản đồ thường niên tập trung vào những mối quan tâm của người trưởng thành thuộc thế hệ Z với khảo sát 300 người trong độ tuổi này, trong đó có 61% có việc làm. Những thanh niên trước ngưỡng tuổi 30 có những ưu tiên cũng như quan điểm về công việc được cho là khác biệt so với những người lớn tuổi hơn. Nhưng liệu điều này có đúng không? Câu trả lời dường như không hoàn toàn chính xác.
Bởi vì thế hệ này cũng đang trải nghiệm thực tế về khó khăn về tài chính. Vì vậy, giống như năm ngoái, sinh hoạt phí vẫn là mối lo ngại hàng đầu của họ, xóa tan nỗi lo sợ về sự thay đổi, đặc biệt là vấn đề khí hậu. Theo Deloitte, tỷ lệ người phải làm hai công việc đã tăng từ 41% lên 47%. Và hơn một nửa thế hệ Z cho thấy một cái nhìn bi quan về tình hình của họ, cho rằng việc yêu cầu tăng lương (58%), được thăng chức (50%), lập gia đình (51%), hoặc mua nhà (58%) sẽ "khó khăn hơn, thậm chí là không thể". "Đối với họ, sở thích quan trọng nhưng họ muốn kiếm đủ tiền để có thể thực hiện chúng", bà Nathalie Vandaele đánh giá.
Mức lương thực sự là tiêu chí hàng đầu trong việc quyết định rời bỏ một công ty, trong khi sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc quyết định việc gia nhập một công ty hay không. Bà Nathalie Vandaele cho biết mối quan hệ với mọi thứ liên quan đến tài chính đã xuất hiện cách đây hai năm. Trước đây, thế hệ Z mơ về một thế giới tốt đẹp hơn nhưng họ bắt đầu nhận ra hiện thực: sự thay đổi mất thời gian.
Còn theo ông Geoffrey Cambier, Giám đốc nhân sự của công ty xây dựng công cộng Wanty, chính sách lương của công ty vẫn là một yếu tố cơ bản trong quá trình tuyển dụng. Và điều này còn đúng khi một số lo ngại về xã hội hiện nay xuất hiện nhiều hơn ở ứng viên trẻ.
Mặc dù mối quan tâm đến vấn đề khí hậu đã được đẩy lùi, nhưng 7/10 người của thế hệ Z vẫn chú ý đến cam kết mà các doanh nghiệp đưa ra khi họ chọn lựa nhà tuyển dụng. Và điều này cũng đúng khi chỉ có hai trong mười người được hỏi tin tưởng vào những lời hứa đó. Niềm tin cá nhân quan trọng: 35% số người được hỏi cho biết họ đã từ chối một công việc vì lý do này. Và 44% từ chối một công việc. Ông Francesco Contino, Phó trưởng Khoa Quan hệ doanh nghiệp tại Đại học Louvain (UCLouvain) nhận xét : Sinh viên mới tốt nghiệp có thái độ phê phán hơn đối với việc tuyên truyền xanh của một số nhà tuyển dụng.
Sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc dường như đã trở thành ưu tiên cho thế hệ Z. Họ ghi nhận những cải thiện trong môi trường doanh nghiệp nhưng vẫn cho rằng chưa đủ: 48% phản đối tình trạng làm việc quá tải, thậm chí dẫn đến nguy cơ kiệt sức, và 64% cho biết họ từng là nạn nhân của quấy rối hoặc các hành động tấn công nhỏ. Ngoài ra, nhóm tuổi này đòi hỏi sự linh hoạt hơn trong cách tổ chức công việc, bắt đầu từ khả năng làm việc trong bốn ngày hoặc làm việc theo giờ hoặc theo lịch trình linh hoạt. Giám đốc nhân sự Wanty Geoffrey Cambier lưu ý: "Người lao động hiện đang nói về thời gian nghỉ phép và nghỉ sinh con khi điều này thực tế không xảy ra trước đây". Nỗi sợ bị mất lương hoặc giảm cơ hội thăng tiến là hai trở ngại chính cho sự linh hoạt mong muốn này. Bà Nathalie Vandaele nhận xét: "Họ muốn linh hoạt hơn nhưng không sẵn sàng trả tiền cho nó".
Thông qua những dữ liệu thu thập được, Deloitte kết luận: các công ty cần phải lắng nghe những thành viên của thế hệ Z, thu hút họ nhiều hơn, cùng họ cộng tác. Nhiều công ty thực hiện tính đa dạng nhưng không có tính toàn diện, nghĩa là thu hút họ tham gia vào hành động. Công ty phải tạo điều kiện làm việc để nhân viên cảm thấy an toàn khi lên tiếng về các vấn đề sức khỏe tâm thần.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!