vĐồng tin tức tài chính 365

VKS: Chống dịch cấp bách không phải cái cớ biện hộ cho gian dối tại vụ án Việt Á

2023-12-29 13:19

Chiều 28/12, hai kiểm sát viên VKS Quân sự Thủ đô dành gần một giờ đối đáp các quan điểm của luật sư và bị cáo đã nêu trong phiên tranh tụng sáng nay.

Ngoài quan điểm bào chữa "phạm tội do tình hình chống dịch cấp bách", một số cựu sĩ quan tại Học viên Quân y còn cho rằng "không có lựa chọn nào nào khác, buộc chấp hành mệnh lệnh cấp trên".

Trước nội dung này, đại diện VKS viện dẫn điều 23 Bộ luật Hình sự thể hiện cấp bách "là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa".

Chiếu theo đó, VKS cho rằng thực tế việc mua bán kit test giữa Việt Á và học viện Quân y diễn ra với rất nhiều hợp đồng. Bởi vậy, đây không còn là tình thế cấp thiết nữa.

Đại tá Tạ Thị Thúy Hòa và Trung tá Ngô Quang Huy, kiểm sát viên Viện kiểm sát Quan sự Thủ Đô Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành

Đại úy Tạ Thị Thúy Hòa và trung tá Ngô Quang Huy, kiểm sát viên Viện kiểm sát Quân sự Thủ đô tham gia tranh tụng tại phiên tòa. Ảnh: Ngọc Thành

Về lời bào chữa "phạm tội do buộc phải chấp hành mệnh lệnh", VKS dẫn điều 26 Bộ luật Hình sự quy định việc này chỉ áp dụng trong "thực hiện nhiệm vụ phải là nhiệm vụ Quốc phòng an ninh". Tại vụ án này, VKS cho rằng sai phạm của các bị cáo không thỏa mãn điều 26.

Công tố viên nêu tiếp điều 27, 28 Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, thể hiện trường hợp thấy mệnh lệnh của người chỉ huy trái pháp luật thì phải báo cáo cấp trên. Trong trường hợp này, các bị cáo không báo cáo cấp trên khi thấy trái luật nên "không có cơ sở loại trừ trách nhiệm hình sự", công tố viên đối đáp.

Hành vi "thông đồng" giữa Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt với cựu thượng tá Hồ Anh Sơn, cựu phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự thuộc Học viện Quân y và cựu vụ phó Trịnh Thanh Hùng để "cài" Việt Á vào nghiên cứu kit test, đại diện VKS cho rằng 3 người đều có những vụ lợi riêng.

Theo phân tích của VKS, Việt tham gia đề tài với mục đích để Việt Á được nhanh chóng cấp phép trái pháp luật cho kit test của doanh nghiệp. Với ông Sơn, mục đích vụ lợi thể hiện qua việc nhận 2,8 tỷ đồng làm đề tài rồi nhờ nhiều nhà khoa học tham gia song không thực hiện nghiên cứu. Qua đó, bị cáo nhờ họ chuyển tiền công đã nhận lại cho mình.

VKS trích bút lục về các tin nhắn của bị cáo Sơn với bị cáo Hùng về việc đưa Việt Á vào đề tài. Trong đó, ông Hùng thể hiện: "Nếu anh Sơn và Học viện Quân y không đồng ý thì không được, vì họ phụ thuộc vào tôi".

Bị cáo Hồ Anh Sơn tại tòa ngày 28/12. Ảnh: Ngọc Thành

Bị cáo Hồ Anh Sơn tại tòa ngày 28/12. Ảnh: Ngọc Thành

"Nói Học viện Quân y cần Việt Á mới nghiên cứu được kit test là không thể chấp nhận được"

Sáng nay, luật sư và bị cáo Phan Quốc Việt cùng cho rằng chỉ trong một tháng nhóm nghiên cứu tìm ra phương pháp, sản xuất kit test xét nghiệm Covid song sau đó đều nhận thấy kit test của Việt Á nhạy hơn, vì thế chọn đưa đi kiểm nghiệm để cấp phép.

Bị cáo Việt tự bào chữa: "Học viện Quân y mà làm được thì Việt Á không bao giờ đầu tư vào" và "cả nước cần Việt Á về vấn đề kit test".

Cựu thượng tá Sơn trình bày: "Tôi chỉ có một câu không biết phải hỏi ai. Nếu ở hoàn cảnh như tôi, trước chất lượng hai loại kit như vậy, mọi người sẽ chọn cái nào, sẽ làm gì?".

Trước quan điểm này, VKS cho biết đây không phải nội dung tranh luận nhưng vẫn sẽ đối đáp. "Đến nay đề tài không có sản phẩm thì lấy cơ sở đâu để đánh giá rằng đây là sản phẩm của ai. Luật sư và các bị cáo cho rằng kit test của Việt Á có giá trị nhưng là đánh giá giá trị trên cơ sở thành quả của sự gian dối", kiểm sát viên, đại úy Tạ Thị Thúy Hòa nói.

Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt tại tòa ngày 28/12. Ảnh: Ngọc Thành

Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt tại tòa ngày 28/12. Ảnh: Ngọc Thành

Theo kiểm sát viên Hoà, Việt Á tự đi đăng ký sản phẩm từ rất sớm song không được chấp thuận, do vậy để có thể được cấp phép lưu hành Việt Á phải quay lại nghiệm thu giai đoạn 1, dựa trên danh nghĩa của Học viện Quân y.

Do đó, theo bà việc bị cáo Việt cho rằng Học viện Quân y cần Việt Á mới làm được kit test, hay giá trị của Việt Á nằm ở đó, là điều "không thể chấp nhận được".

Bà viện dẫn bị cáo Việt từng khai tại cơ quan điều tra rằng nếu doanh nghiệp đăng ký lưu hành sản phẩm với Bộ Y tế, phải mất rất nhiều thời gian. "Đó là lý do Việt phải tham gia vào đề tài cùng Học viện Quân y, cho dù bản thân cho rằng Việt Á tự có khả năng nghiên cứu, sản xuất kit test", kiểm sát viên đối đáp.

Với câu hỏi của bị cáo Sơn "phải làm gì trường hợp đó?", kiểm sát viên cho rằng với vai trò nhà quản lý, bị cáo Sơn có trách nhiệm xem xét và tự đánh giá khả năng có làm đề tài được không với nhiệm vụ một tháng có sản phẩm. "Việc nhận lời ở đây không chỉ đơn giản là nhận lời mà kèm theo đó là nhận số tiền ngân sách nhà nước rất lớn. Bị cáo phải có trách nhiệm", nữ kiểm sát viên nêu quan điểm.

"Tôi nghĩ với tư cách là nhà khoa học, bị cáo phải trước hết tôn trọng mình, tôn trọng sản phẩm khoa học của người khác, không thể coi sản phẩm nghiên cứu của chị Thủy (vợ Phan Quốc Việt) là sản phẩm của mình để đánh bóng tên tuổi và thu lợi, nói rằng đó là sản phẩm của mình", kiểm sát viên phản bác lời tự bào chữa của bị cáo.

"Bị bắt rồi mới thấy thật tiếc vì vướng lao lý"

Nói lời sau cùng cuối phiên xét xử chiều nay, cựu vụ phó Hùng thừa nhận sai phạm song với động cơ chống dịch, mong muốn nghiên cứu có kết quả cao, tiết kiệm tiền cho Nhà nước, ông chỉ "vô tình vấp phải sai phạm". Ông mong muốn được khoan hồng tối đa.

Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt nói muốn trình bày "5 tâm tư" song bị HĐXX yêu cầu nói ngắn gọn. Việt do đó mong tòa xem xét "công trạng" của mình và giá trị của kit Việt Á trong dịch bệnh; xem xét bối cảnh phạm tội và mục đích "hoàn toàn vì lợi ích chung của đất nước" để cho bị cáo mức án thấp hơn đề nghị 26 năm tù của VKS.

Ông Sơn nói: "Bị bắt rồi mới thấy thật tiếc vì vướng lao lý, song chắc chắn sẽ theo dõi và ủng hộ Đảng dù đã bị khai trừ Đảng".

Cho rằng hành vi của mình làm ảnh hưởng uy tín người quân y, bị cáo xin lỗi đồng nghiệp, các thầy giáo đã dẫn dắt mình và các sinh viên, nghiên cứu sinh mình đang hướng dẫn nhưng bị ngắt quãng.

"Xin lỗi các đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Y dược đã đồng cam cộng khổ suốt những năm qua và đặc biệt 2 năm trong Covid. Tôi biết các bạn thấy tôi đứng đây, sẽ rất tâm tư suy nghĩ nhưng mong các đồng chí, dù gì vẫn giữ vững nhiệt huyết nghề nghiệp và sứ mệnh nghiên cứu của mình", cựu thượng tá Sơn nói.

Ông Sơn xin lỗi gia đình vì đẩy họ vào cảnh khốn cùng về tình cảm và vật chất. Ông do đó mong tòa không phát mại, kê biên căn hộ của gia đình "vì đó là chốn dung thân duy nhất của vợ con, cha mẹ".

Ông cho hay dù vụ án đáng buồn song không làm giảm nhiệt huyết của ông với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe toàn dân nên mong muốn mức án nhẹ để tiếp tục cống hiến. "Nếu thời gian quay trở lại, bị cáo vẫn sẽ dấn thân nhưng theo con đường khác".

15h ngày mai, 29/12, toà sẽ ra phán quyết sơ thẩm.

Thanh Lam

Xem thêm: lmth.3264964-a-teiv-na-uv-iat-iol-iot-ohc-oh-neib-oc-iac-iahp-gnohk-hcab-pac-hcid-gnohc-skv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“VKS: Chống dịch cấp bách không phải cái cớ biện hộ cho gian dối tại vụ án Việt Á”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools