vĐồng tin tức tài chính 365

Đầu tư tuần qua: Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc 4 làn xe; 598 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B

2023-12-31 03:47
Đầu tư tuần qua: Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc 4 làn xe; 598 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B

Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc 4 làn xe qua Nam Định, Thái Bình

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1680/QĐ - TTg ệc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức PPP.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Dự án có điểm đầu tại Km19+300 tại đầu cầu vượt sông Đáy phía Nam Định, thuộc địa bàn xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; điểm cuối tại khoảng Km80+200 tại nút giao giữa Quốc lộ 37 mới và đường ven biển, thuộc địa bàn xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Tổng chiều dài tuyến đường thuộc Dự án là khoảng 60,9 km, trong đó, đoạn trên địa bàn tỉnh Nam Định dài 27,6 km, trên địa bàn tỉnh Thái Bình dài 33,3 km.

Dự án được đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 24,75m, vận tốc thiết kế 120km/h; thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2023 đến năm 2027.

Công trình được triển khai theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT này có tổng mức đầu tư không bao gồm lãi vay là 18.927,63 tỷ đồng; tổng mức đầu tư bao gồm cả lãi vay là 19.784,55 tỷ đồng.

Theo Quyết định số 1680, phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm thu xếp là 10.447,56 tỷ đồng (52,8%); vốn Nhà nước tham gia Dự án là 9.337,00 tỷ đồng (47,2%), trong đó vốn ngân sách trung ương là 6.200 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh Thái Bình là 1.462 tỷ đồng (tương ứng với chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Thái Bình), vốn ngân sách tỉnh Nam Định là 1.675 tỷ đồng (tương ứng với chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Nam Định).

Dự kiến khung giá, phí sản phẩm dịch vụ sử dụng đường bộ: Được xác định theo nguyên tắc xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ bảo đảm lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP và người sử dụng; tạo điều kiện để nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thu hồi vốn và có lợi nhuận phù hợp theo quy định của pháp luật về giá, pháp luật về PPP.

Nhà đầu tư thực hiện đầu tư, quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình trong suốt thời gian khai thác dự án và thu phí theo hình thức thu phí kín.

Thủ tướng giao UBND tỉnh Thái Bình thực hiện trách nhiệm là cơ quan có thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án, triển khai thủ tục thẩm định, phê duyệt đầu tư Dự án, tổ thức triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy hoạch được duyệt và quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước.

UBND tỉnh Thái Bình có trách nhiệm bảo đảm cân đối, bố trí đầy đủ, kịp thời vốn ngân sách tỉnh tham gia Dự án theo đúng quy định của pháp luật để triển khai Dự án theo đúng tiến độ và thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình khi hoàn thành sẽ từng bước hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Công trình còn góp phần kết nối đường bộ cao tốc các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đến thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh; tạo động lực phát triển các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La: Trở thành tỉnh phát triển đa ngành, đa lĩnh vực

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Phát triển Sơn La trở thành tỉnh phát triển đa ngành, đa lĩnh vực

Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ lãnh thổ tỉnh Sơn La với 12 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Sơn La và 11 huyện (Vân Hồ, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Phù Yên và Bắc Yên).

Mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Sơn La trở thành tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và công bằng. Phấn đấu đưa tỉnh trở thành một trong những tỉnh phát triển khá của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc; trọng điểm du lịch của vùng biên giới Việt Nam - Lào và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc. Kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của vùng, cả nước, khu vực quốc tế thuộc tiểu vùng Mê Công, các nước láng giềng và ASEAN. Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, góp phần phát triển vùng và đất nước.

Phát triển Sơn La tiếp tục trở thành tỉnh phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử; đô thị thông minh và nông thôn mới giàu bản sắc là trọng tâm; công nghiệp hướng xanh và hệ thống đô thị có quy mô lớn là mối quan tâm hàng đầu. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; có mối quan hệ liên kết phát triển mật thiết với các tỉnh lân cận trong vùng và cả nước; bền vững về môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Tốc độ tăng trưởng bình quân tỉnh Sơn La cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 60 triệu đồng/người, đến năm 2030 đạt khoảng 100 -120 triệu đồng/người; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2025 đạt trên 6.250 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt trên 8.000 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 120.000 tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 đạt trên 150.000 tỷ đồng; kinh tế số đến năm 2025 đạt khoảng 10-15% GRDP và đến năm 2030 đạt 20-30% GRDP; tỷ lệ đô thị hoá trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2025 đạt khoảng 20,6% và đến năm 2030 đạt khoảng 25,8%.

Về văn hóa - xã hội: Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,7; tuổi thọ trung bình người dân đạt trên 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe đạt trên 68 năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm trung bình 2 - 3%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt trên 60%, đến năm 2030 đạt trên 70%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đến năm 2025 đạt khoảng 30%, đến năm 2030 đạt trên 40%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn đến năm 2025 đạt khoảng 50%, đến năm 2030 đạt khoảng 60%.

Về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 48,5% và đến năm 2030 đạt ổn định 50%; tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt 100%.

Tầm nhìn đến năm 2050, Sơn La là một cực phát triển quan trọng của vùng Tây Bắc; có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại; nền tảng kinh tế có đủ sức cạnh tranh với các tỉnh khác trong khu vực và cả nước. Hệ thống đô thị phát triển có trọng điểm với định hướng hình thành các đô thị lớn gắn với các đường vành đai xanh đô thị, làm đầu kéo cho phát triển kinh tế - xã hội, cân đối lãnh thổ trên cơ sở khai thác các lợi thế của các vùng núi cao, vùng lòng hồ sông Đà và cao nguyên Mộc Châu vào mục đích phát triển nông nghiệp và du lịch. Nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững và công bằng; tăng trưởng với nhịp độ tăng dần đều; đáp ứng các chỉ tiêu xã hội ngày càng tốt hơn; sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực tăng trưởng; có không gian sản xuất và sinh hoạt xã hội hướng xanh, thích nghi với biến đổi khí hậu; có môi trường đầu tư năng động; an ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, Quy hoạch nêu rõ, xây dựng ngành theo hướng nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị cao, hiện đại, bền vững; tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng có tiềm năng, lợi thế, có sản lượng lớn; gắn kết với các ngành khác nhằm tạo lập sự hỗ trợ lẫn nhau về cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, máy móc, vật tư...; gắn với phát triển nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của nông dân, tạo nhiều việc làm, giảm nghèo bền vững. Phấn đấu tăng trưởng ngành giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 5,5 - 6,5%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt khoảng 3,5 - 4,5%.

Phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển nông sản thế mạnh, tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp quốc gia như: Cà phê, chè, mía đường, mắc ca, cây ăn quả, rau, dược liệu; phát triển nhóm sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp phục vụ tại chỗ như: Cây thực phẩm (rau, củ, quả, hoa, nấm...), cây lương thực (lúa gạo, ngô, khoai, sắn...), cây ăn quả khác phục vụ tiêu dùng tại chỗ hoặc làm thức ăn cho chăn nuôi gia cầm, gia súc, đại gia súc, nuôi trồng thủy sản…; phát triển canh tác nông nghiệp hữu cơ; phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

Tập trung phát triển trồng rừng sản xuất; cải thiện sinh kế cho cộng đồng các dân tộc thiểu số và những đối tượng khác được hưởng lợi thông qua phí dịch vụ môi trường rừng; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư bảo vệ, phát triển rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; phát triển 3 loại rừng toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Về công nghiệp, tập trung ưu tiên thu hút đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và thu hút các Dự án sản xuất công nghiệp có lợi thế của từng địa phương, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, dược liệu, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp; giảm tỷ trọng thô, tăng tỷ trọng sản xuất chế biến sâu, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, sản xuất theo công nghệ tuần hoàn, xanh, sạch, bền vững. Phấn đấu tăng trưởng ngành giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân từ 11%/năm trở lên.

Hoàn chỉnh năm loại sản phẩm du lịch

Về du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp 10% - 13% GRDP của tỉnh; đón khoảng 12.200 nghìn lượt khách (trong đó khoảng 365 nghìn lượt khách quốc tế và 11.835 nghìn lượt khách nội địa); trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn của vùng trung du và miền núi phía Bắc, cả nước và quốc tế. Hoàn chỉnh 5 loại sản phẩm du lịch (du lịch sinh thái, nông nghiệp; du lịch văn hoá, lịch sử; du lịch cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sức khỏe; du lịch chuyên đề với hạ tầng đồng bộ, hiện đại). Tiếp tục kế thừa phát triển 3 trọng điểm về du lịch: Thành phố Sơn La và phụ cận; Khu du lịch quốc gia Mộc Châu gắn với vùng du lịch Mộc Châu và phụ cận; Khu du lịch quốc gia lòng hồ sông Đà. Phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế.

Phát triển bốn vùng kinh tế

Quy hoạch nêu rõ, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội Sơn La theo mô hình tổ chức không gian phát triển "bốn vùng kinh tế, hai cực tăng trưởng, sáu hành lang phát triển".

Trong đó, bốn vùng kinh tế gồm: (i) vùng đô thị và quốc lộ 6 gồm thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn và huyện Thuận Châu, là vùng động lực chủ đạo của tỉnh với thành phố Sơn La là cực trung tâm của tỉnh; (ii) vùng cao nguyên Mộc Châu và phụ cận bao gồm huyện Mộc Châu, Vân Hồ và Yên Châu, là vùng động lực chủ đạo của tỉnh và được xác định là cực đối trọng phát triển với cực trung tâm thành phố Sơn La; (iii) vùng lòng hồ và lưu vực sông Đà bao gồm các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, là vùng động lực thứ cấp của tỉnh; các thị trấn Ít Ong, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên và khu du lịch lòng hồ sông Đà được xác định là cực vệ tinh của tỉnh; (iv) vùng cao biên giới bao gồm huyện Sông Mã và Sốp Cộp, là vùng động lực thứ cấp của tỉnh; cực tăng trưởng của vùng là thị trấn Sông Mã, thị trấn Sốp Cộp và cửa khẩu Chiềng Khương là cực vệ tinh của tỉnh…

Đà Nẵng sẽ triển khai đầu tư 46 dự án động lực, trọng điểm

Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, Thành phố có tổng 80 Dự án, công trình trọng điểm để tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội.

Trong đó, 50 dự án đầu tư công có nguồn vốn từ ngân sách thành phố, 4 dự án đầu tư công có nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và 26 dự án có nguồn vốn của nhà đầu tư.

Dự án cảng Liên Chiểu đang được TP.Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ.

Dự án cảng Liên Chiểu đang được TP.Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ.

Theo báo cáo của UBND TP.Đà Nẵng về rà soát danh mục các công trình động lực trọng điểm giai đoạn 2021-2025, Thành phố đã thi công hoàn thành, cơ bản hoàn thành 16 dự án và 1 dự án thành phần.

Trong đó, có 13 dự án đầu tư công và 1 dự án thành phần có nguồn vốn từ ngân sách thành phố và 3 dự án từ vốn của nhà đầu tư.

Thành phố Đà Nẵng cũng đang triển khai 29 dự án và 1 dự án thành phần. Gồm 19 dự án và 1 dự án thành phần có nguồn vốn từ ngân sách thành phố; 10 dự án từ vốn của nhà đầu tư.

Ngoài ra, đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 35 dự án và 2 dự án thành phần. Trong đó có 22 dự án và 2 dự án thành phần phần có nguồn vốn từ ngân sách thành phố và ngân sách Trung ương; 13 dự án từ vốn của nhà đầu tư.

Theo UBND TP.Đà Nẵng, địa phương đã thực hiện rà soát, đề xuất lại danh mục các dự án trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và định hướng quy hoạch phát triển thành phố.

Các dự án động lực, trọng điểm được xác định theo tiêu chí là dự án tạo không gian phát triển mới và những động lực, năng lực mới, thúc đẩy sự phát triển của thành phố theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.

Là các dự án khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp, hạ tầng xã hội, công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo, các dự án phòng chống thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu cấp thiết, bảo đảm quốc phòng - an ninh...

Trên cơ sở tình hình thực hiện các dự án và tiêu chí cụ thể Thành phố Đà Nẵng đã rà soát và đề xuất 2 danh mục các dự án công trình trọng điểm.

Theo đó, danh mục các công trình, dự án động lực trọng điểm triển khai giai đoạn 2021 - 2025 có 38 dự án.

Danh mục các công trình, dự án động lực trọng điểm chuẩn bị đầu tư để triển khai giai đoạn 2026 – 2030 có 8 dự án.

Giai đoạn 2026 – 2030, thành phố sẽ triển khai một số dự án lớn như Di dời ga đường sắt và tái thiết đô thị; Dự án hầm qua sân bay; Dự án khu đô thị sườn đồi; Dự án nhà máy đốt rác sinh hoạt …

Đánh giá đúng khả năng giải ngân dự án sử dụng vốn vay nước ngoài để đề xuất giao kế hoạch vốn phù hợp

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương chú trọng đánh giá đúng khả năng giải ngân của các dự án vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài để đề xuất giao kế hoạch vốn phù hợp.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Công văn số 10097/VPCP-QHQT ngày 26/12/2023 của Văn phòng Chính phủ nêu: Xét báo cáo và kiến nghị của Bộ tài chính về thông tin, báo chí phản ánh liên quan đến điều chỉnh dự toán vốn vay lại năm 2023 từ nguồn vay nước ngoài của các địa phương, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có ý kiến như sau:

Đối với các địa phương sử dụng vốn vay nước ngoài (vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài):

- Chú trọng đánh giá đúng khả năng giải ngân của các Dự án vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài để đề xuất giao kế hoạch vốn phù hợp, đặc biệt là các dự án đang có khó khăn, vướng mắc, các dự án đang phải điều chỉnh chủ trương đầu tư; tập trung rà soát, có giải pháp xử lý quyết liệt đối với các dự án không có khả năng giải ngân theo đúng quy định hiện hành.

- Đối với các dự án vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài có năm kế hoạch là năm giải ngân năm cuối cùng: Tập trung đánh giá khối lượng công việc còn lại, khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch để đề xuất số vốn giao kế hoạch vốn phù hợp.

- Các địa phương chú trọng nâng cao chất lượng của khâu chuẩn bị dự án vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài để bảo đảm các dự án được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Ủy ban nhân dân TP.HCM nghiêm túc rà soát lại cách thức lập kế hoạch vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài để đảm bảo hiệu quả, phù hợp.

- Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc rà soát điều chỉnh kế hoạch vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; rà soát lại các khó khăn, vướng mắc và tình hình triển khai các dự án vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trên địa bàn để bảo đảm việc xây dựng cũng như đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được phù hợp, nhất quán, tránh ảnh hưởng đến tiến độ công việc tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền của các cơ quan.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được giao:

- Hạn chế việc giao kế hoạch vốn đầu tư công kéo dài nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho các địa phương để tránh tình trạng thiếu kế hoạch vốn vay lại.

- Đánh giá kỹ, thận trọng trong việc giao kế hoạch vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho các dự án mới chưa ký Hiệp định vay nhằm tránh việc đề xuất kế hoạch vốn cao hơn khả năng giải ngân.

- Chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng điều chỉnh dự toán vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài nói chung và dự toán vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của các địa phương nói riêng.

Trao gói thầu xây dựng 2 hầm đường sắt Khe Nét trên tuyến đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) và liên danh Ilsung - Đèo Cả vừa ký hợp đồng Gói thầu XL01 - xây dựng 2 hầm đường sắt Khe Nét thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM (đường sắt Bắc – Nam) trị giá gần 552 tỷ đồng, thời gian thực hiện 23 tháng.

Quang cảnh buổi lễ ký kết Gói thầu XL01 Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét.

Quang cảnh buổi lễ ký kết Gói thầu XL01 Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét.

Gói thầu XL01 nằm trên địa phận xã Hương Hoá và Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình bao gồm việc xây dựng hầm số 1 có chiều dài 620m dự kiến được xây dựng trong 23 tháng; hầm số 2 có chiều dài 393m dự kiến được xây dựng trong 13,5 tháng. Cả 2 hầm đường sắt nói trên được xây dựng theo tiêu chuẩn hầm đường sắt cấp I.

Theo ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, lễ ký kết ngày hôm nay là một mốc thời gian rất quan trọng khi dự án bước sang giai đoạn thi công, xây dựng, trở thành tiền đề để chủ đầu tư và các đơn vị tham gia thực hiện dự án đảm bảo an toàn, đúng tiến độ, chất lượng.

Ông Nguyễn Hữu Hùng – Phó Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho biết, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán: HHV) sẽ là đơn vị thi công chủ lực tại Gói thầu XL01.

Cùng với chiến lược phát triển của tập đoàn, HHV đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng về năng lực như tài chính, con người người, máy móc thiết bị, công nghệ… để sẵn sàng cùng Tập đoàn thực hiện thi công các dự án có quy mô lớn, yếu tố kỹ thuật phức tạp… trong đó có Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét.

Cũng theo ông Hùng, trong thời gian qua HHV cùng các đơn vị thành viên của tập đoàn là ICV, DCC đã trúng thầu và thực hiện thi công nhiều dự án như: cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng, sẽ khởi công vào ngày 1/1/2024; cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng; cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư hơn 8.900 tỷ đồng; nâng cấp mở rộng đèo Prenn có tổng mức đầu tư hơn 550 tỷ đồng …

“Thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều hợp tác với các trường đại học, cao đẳng nghề, các đối tác quốc tế để tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuẩn bị cho sự tham gia các dự án đường sắt, metro. Việc trúng thầu dự án này là bước đi khá chắc chắn của Đèo Cả cho thị phần công trình đường sắt” ông Hùng cho biết.

Ông Lee Sang Hyun - Giám đốc điều hành Công ty Ilsung nhận định dự án đóng vai trò quan trọng, là khởi đầu cho các dự án đường sắt trong tương lai ở Việt Nam, và cam kết sẽ cùng Đèo Cả nỗ lực hết mình để hoàn thành dự án với chất lượng tốt nhất và đúng tiến độ đã đề ra.

Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – TP. HCM là dự án đường sắt đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện bằng nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc. Công trình nhằm cải thiện kết cấu hạ tầng đường sắt, nâng cao tốc độ, rút ngắn hành trình, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt giữa Hà Nội và TP. HCM.

Dự án sẽ nâng cấp cải tạo 2.422 m đường sắt; cải dịch tuyến mới 4.369 m đường sắt; cải tạo, đặt thêm đường số 3 tại ga Đồng Chuối; cải tạo 2 cầu (với tổng chiều dài 117,61m); xây dựng mới 3 cầu (với tổng chiều dài 960,2 m); xây dựng mới 2 hầm khu vực Khe Nét… cùng hệ thống thông tin tín hiệu đồng bộ khác.

Tổng mức đầu tư Dự án là 2.010,7 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA là 1.764,4 tỷ đồng; vốn đối ứng là 246,3 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2020 đến năm 2025.

Quảng Trị đề xuất đầu tư đường dây mạch kép 500kV Nhà máy điện LNG Hải Lăng

UBND tỉnh Quảng Trị cho biết vừa có báo cáo Bộ Công Thương về tình hình thực hiện dự án nhà máy điện LNG Hải Lăng giai đoạn 1 và đề xuất một số kiến nghị liên quan.

Phối cảnh Dự án điện khí LNG Hải Lăng

Phối cảnh Dự án điện khí LNG Hải Lăng

Dự án nhà máy điện LNG Hải Lăng giai đoạn 1 được xây dựng tại địa phận hai xã Hải An và Hải Ba, huyện Hải Lăng, nằm trong khu phức hợp năng lượng của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

Dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 10/2021, quy mô diện tích đất sử dụng khoảng 148 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 54.000 tỷ đồng (hơn 2,3 tỷ USD). Theo kế hoạch, dự án sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào năm 2026 - 2027.

Về quy mô, dự án sẽ xây dựng Trung tâm kho cảng LNG Hải Lăng (giai đoạn 1), tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 - 226.000 m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm; và Trung tâm điện lực Hải Lăng (giai đoạn 1) có công suất phát điện 1.500 MW.

Dự án do Tổ hợp nhà đầu tư thực hiện gồm liên danh Công ty CP Tập đoàn T&T - Tổng Công ty Năng lượng Hanwha (HEC) - Tổng Công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) - Tổng Công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO).

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, về tiến độ, hiện nay dự án đã hoàn thành việc xin ý kiến của Cục Tác chiến – Bộ Quốc phòng về việc chấp thuận độ cao công trình cho giai đoạn 1.

Tổ hợp nhà đầu tư đang tiếp tục hoàn thiện các thỏa thuận chuyên ngành, hồ sơ pháp lý liên quan theo hướng dẫn của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo để tiếp tục trình nộp và đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến thẩm định.

Về việc lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), dự kiến trong tháng 12/2023, Tổ hợp nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ lên Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện tham vấn trực tuyến; đến ngày 16/1/2024, cập nhật các nội dung, ý kiến nhận được trong quá trình tham vấn trực tuyến vào báo cáo ĐTM, hoàn thiện báo cáo tình thẩm định báo cáo ĐTM theo quy định.

Về phương án phòng cháy chữa cháy, Tổ hợp nhà đầu tư đã hoàn thành báo cáo chuyên ngành phòng cháy chữa cháy và phát hành văn bản trình nộp hồ sơ theo ý kiến góp ý của tư vấn thẩm tra để trình Cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ thẩm duyệt theo quy định.

Cũng theo UBND tỉnh Quảng Trị, tại báo cáo cáo này, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Công Thương sớm ban hành các quy định liên quan đến bao tiêu sản lượng điển, giá điện và thời gian huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện đầu tư xây dựng theo hình thức dự án điện độc lập (IPP) để tạo thuận lợi cho việc vay vốn từ các tổ chức nước ngoài cho các dự án nguồn điện lớn.

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, do giá LNG biến động theo từng thời kỳ, do đó, tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị cấp thẩm quyền xem xét về đề xuất giá LNG và các chi phí liên quan trong PPA sẽ được áp dụng cơ chế chuyển giá nhiên liệu vào giá bán điện. Đồng thời, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng các thông tư, văn bản hướng dẫn liên quan đến nhà máy điện sử dụng LNG như phê duyệt công thức giá bán khí LNG tái hoá và các cước phí thành phần; cam kết dài hạn cho sản lượng điện được thanh toán theo giá hợp đồng.

Đối với việc đầu tư đường dây mạch kép 500kV Nhà máy điện LNG Hải Lăng giai đoạn 1 – Quảng Trị dài 23 km, UBND tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, lựa chọn chủ đầu tư để triển khai thi công nhằm giải quyết thủ tục thỏa thuận đấu nối cũng như các thoả thuận khác có liên quan, đảm bảo tiến độ dự án.

Ninh Thuận lên kế hoạch chuyển đổi Cảng tổng hợp Cà Ná thành cảng biển loại 1

Ông Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi Cảng tổng hợp Cà Ná, huyện Thuận Nam từ cảng biển loại 3 thành cảng loại 1 đến năm 2025.

Theo đó, để đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Ninh Thuận giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng khu bến số 1B, đảm bảo hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong tháng 6/2024.

Bến số 1A, Cảng tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào khai thác khai thác từ tháng 2/2023. Ảnh: Trung Nam Group.

Bến số 1A, Cảng tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào khai thác khai thác từ tháng 2/2023. Ảnh: Trung Nam Group.

Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải đẩy mạnh giới thiệu quảng bá nhằm thu hút nguồn hàng lưu thông qua cảng; hỗ trợ nhà đầu tư tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các thủ tục nhanh, thông thoáng; tuyên truyền, quảng bá hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua bến số 1A.

Đồng thời, Sở Giao thông vận tải được yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư giai đoạn 2 để tiếp nhận tàu trọng tải đến 300.000 DWT để đáp ứng nhu cầu phục vụ các Dự án năng lượng và Khu Công nghiệp Cà Ná.

Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná có diện tích khoảng 108 ha tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam. Dự án có quy mô 17 bến tàu, tổng mức đầu tư 6.500 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Đầu tư – Xây dựng Trung Nam làm chủ đầu tư giai đoạn 1 của dự án có diện tích 85,52 ha; bao gồm 2 bến cảng tiếp nhận hàng tổng hợp, hàng container, hàng rời trọng tải đến 100.000 DWT.

Trong đó, bến số 1A đã hoàn thành và đưa vào khai thác khai thác vào ngày 17/ 2/2023 và được Tổng Cục hải quan cấp mã khai thác tuyến quốc tế vào tháng 5/2023. Bến cảng 1B đã triển khai thi công từ tháng 7/2022.

Theo Quyết định số 1319/QĐ-TTg, ngày 10/11/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cảng biển Ninh Thuận được quy hoạch gồm khu bến Cà Ná và khu bến Ninh Chữ là cảng tổng hợp quốc gia, đóng vai trò đầu mối khu vực với chức năng bến cảng tổng hợp, hàng rời, hàng container, hàng lỏng/khí.

Trong đó, Khu bến Cà Ná tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời, hàng container, hàng lỏng/khí trọng tải lên đến 100.000 DWT và lớn hơn khi đủ điều kiện.

Cũng theo Quyết định số 1319, Dự án Cảng tổng hợp Cà Ná (giai đoạn 2) thuộc quy hoạch ngành quốc gia.

Đà Nẵng đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Không gian sáng tạo

Theo UBND TP.Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nộp hồ sơ đề nghị cấp chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Không gian sáng tạo Đà Nẵng.

Phối cảnh dự án Không gian sáng tạo Đà Nẵng.

Phối cảnh dự án Không gian sáng tạo Đà Nẵng.

Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng cũng đã tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, phê duyệt để làm sơ sở tổ chức đấu giá theo quy định. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công trong Quý I/2024.

Năm 2022, TP.Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương theo đề nghị của Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan để điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu Khu vực phía Đông Nam để phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chi tiết và xác định giá khởi điểm, phục vụ công tác đấu giá quyền sử dụng đất của dự án Không gian sáng tạo Đà Nẵng.

Dự án Không gian sáng tạo tại phường Hòa Xuân được Thành phố phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng chi tiết TL 1:500 theo Quyết định số 4936/QĐ-UBND ngày 16/12/2020.

Quyết định phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Không gian sáng tạo phường Hòa Xuân có diện tích quy hoạch điều chỉnh 172.980 m2. Trong đó, bố trí các công trình phục vụ nhu cầu làm việc, sáng tạo thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và lĩnh vực khác; đi kèm là các công trình dịch vụ liên kết và kết hợp nhà ở cho chuyên gia, thương mại dịch vụ, văn hóa, thể dục - thể thao…

Tháng 3/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng có Công văn đề nghị bổ sung dự án vào Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021 - 2025 và đề nghị dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội tại dự án. Đến tháng 4/2021, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng có Công văn thống nhất bổ sung dự án Không gian sáng tạo tại phường Hòa Xuân vào Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021 - 2025.

Dự án Không gian sáng tạo dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng do Công ty CP Tập đoàn Công nghệ CMC đăng ký đầu tư nhằm đầu tư phát triển trung tâm công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ số ở khu vực và toàn quốc…

Gần 900 tỷ đồng đầu tư 2 tuyến đường, mở thêm cửa ngõ mới vào TP. Hạ Long

Chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Thành phố (27/12/1993-27/12/2023), TP. Hạ Long đã tổ chức lễ khởi công xây dựng 2 tuyến đường với tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng. Đó là Dự án đường nối từ tỉnh lộ 342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương; dự án Xây dựng đường liên khu vực và một phần đường chính khu vực thuộc tiểu khu 13.2 tại thôn An Biên, xã Lê Lợi (gọi tắt là đường vào đền thờ Vua Lê), giai đoạn 1.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án Đường nối từ tỉnh lộ 342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án Đường nối từ tỉnh lộ 342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

Dự án Đường nối từ tỉnh lộ 342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương có quy mô gần 11km, theo quy hoạch được phê duyệt là 6 làn xe. Điểm đầu tuyến đấu nối với dự án Đường nối QL279 đến tỉnh lộ 342 tại thôn Trại Me, xã Sơn Dương.

Điểm cuối tuyến đấu nối QL279 tại ngã ba Đồng Đặng, xã Sơn Dương. Tuy nhiên TP. Hạ Long sẽ đầu tư trước 4 làn xe với tổng mức đầu tư 818 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố và ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu.

Dự án sẽ được thi công trong khoảng 1 năm và dự kiến đến hết năm 2024 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Với quy mô lớn, dự án có diện tích thu hồi đất khoảng 76ha, ảnh hưởng tới 200 hộ gia đình.

Đối với dự án Xây dựng đường liên khu vực và một phần đường chính khu vực thuộc tiểu khu 13.2 tại thôn An Biên, xã Lê Lợi (gọi tắt là đường vào đền thờ Vua Lê - giai đoạn 1), lãnh đạo TP. Hạ Long đã chỉ đạo nghiên cứu lập phương án quy hoạch dự án Cải tạo, mở rộng đền thờ Vua Lê và hệ thống hạ tầng, kỹ thuật, giao thông kết nối. Trước mắt, thành phố sẽ triển khai đầu tư giai đoạn 1 của dự án là đường vào đền thờ Vua Lê. Tuyến đường có quy mô 4 làn xe, chiều dài 610m, tổng mức đầu tư 55 tỷ đồng. Dự kiến thời gian thi công, hoàn thành dự án trong 6 tháng. Mục tiêu của dự án nhằm đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng, cảnh quan khu vực và đặc biệt là để phát huy giá trị lịch sử của đền thờ Vua Lê, giúp cho nhân dân và du khách tham quan, chiêm bái được dễ dàng và thuận lợi hơn.

Cả 2 dự án đều được UBND TP. Hạ Long giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Thành phố Hạ Long làm chủ đầu tư.

Tại lễ khởi công, lãnh đạo UBND TP. Hạ Long yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công 2 dự án tập trung máy móc, đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình, phấn đấu hoàn thành dự án sớm hơn tiến độ được phê duyệt. Các phòng, ban, đơn vị và chính quyền các xã nơi có dự án đi qua phải tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư và đơn vị thi công. Đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ GPMB, giải quyết tốt các chế độ, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo đúng quy định; quan tâm hỗ trợ ổn định cuộc sống, an sinh xã hội của người dân sau khi bị thu hồi đất, nhất là các hộ phải di chuyển nơi ở.

Việc khởi công 2 dự án giao thông trọng điểm nói trên có ý nghĩa quan trọng nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối giữa khu vực trung tâm thành phố với các xã vùng cao. Sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, những tuyến đường này sẽ tiếp tục mở ra những động lực mới, không gian phát triển mới cho vùng cao của TP. Hạ Long, đánh thức tiềm năng về thiên nhiên, con người, văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế xã hội, nhất là trong bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, phát triển du lịch cộng đồng, lâm nghiệp bền vững, phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy thu hẹp chênh lệch khoảng cách vùng miền.

Chật vật triển khai cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

HĐND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Nghị quyết số 58/NQ-HĐND (Nghị quyết số 58) ngày 19/12/2023 điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT (Dự án BOT cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng).

Phối cảnh một đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Phối cảnh một đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Điều bất ngờ là, trước khi HĐND tỉnh Lạng Sơn ban hành nghị quyết này đúng 2 tuần, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ký Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 4/12/2023 phê duyệt Dự án BOT tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng. Quyết định được dựa trên Nghị quyết số 41/NQ-HĐND (Nghị quyết số 41) ngày 30/12/2022 về chủ trương đầu tư Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT.

Điều này có nghĩa, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ sớm phải ban hành một quyết định phê duyệt dự án mới cho phù hợp với Nghị quyết số 58.

Nghị quyết số 58 đưa ra 3 thay đổi lớn so với Nghị quyết số 41, có thể làm thay đổi “số phận” của Dự án - từng được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) lên kế hoạch đầu tư từ năm 2016.

Một là, với Nghị quyết số 58, HĐND tỉnh Lạng Sơn quyết nghị điều chỉnh khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số 41 về dự kiến thời gian thực hiện dự án. Theo đó, thời gian thực hiện Dự án BOT cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng giai đoạn phân kỳ là từ năm 2023 đến 2026.

Hai là, Nghị quyết số 58 điều chỉnh khoản 6, Điều 1, Nghị quyết số 41 về sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn phân kỳ). Cụ thể, Dự án có sơ bộ tổng mức đầu tư mới là 11.029 tỷ đồng, tăng khoảng 409 tỷ đồng so với Nghị quyết số 41 (10.620 tỷ đồng).

Ba là, Nghị quyết số 58 điều chỉnh điểm a và điểm b, khoản 7, Điều 1, Nghị quyết số 41 về sơ bộ phương án tài chính của Dự án (giai đoạn phân kỳ).

Theo đó, trong cơ cấu nguồn vốn của Dự án, vốn do nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp khoảng 5.529 tỷ đồng (chiếm 50,13% tổng mức đầu tư); vốn nhà nước khoảng 5.500 tỷ đồng (chiếm 49,87% tổng mức đầu tư), trong đó vốn ngân sách trung ương 3.500 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 2.000 tỷ đồng.

Dự kiến, giá trị phần vốn nhà nước được bố trí cho bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khoảng 1.728 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng công trình tạm và xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khoảng 3.772 tỷ đồng.

Trước đó, tại Quyết định số 2104//QĐ-UBND, tổng mức đầu tư Dự án được xác định là 11.179 tỷ đồng, trong đó, vốn do nhà đầu tư có trách nhiệm huy động là 6.179 tỷ đồng (chiếm 55,27% tổng mức đầu tư); vốn nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng (chiếm 44,73% tổng mức đầu tư).

Nhà đầu tư sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư dự án, được hoàn vốn bằng thu phí kín trên toàn tuyến cao tốc; giá vé với hình thức thu phí kín, năm cơ sở 2026 với 5 nhóm phương tiện lần lượt là 2.100 - 3.000 - 3.700 - 6.000 - 8.100 (đồng/km), định kỳ 3 năm điều chỉnh tăng 15%/lần; thời gian thu phí, hoàn vốn khoảng 29 năm 6 tháng.

Tại văn bản gửi UBND tỉnh Lạng Sơn vào ngày 8/12/2023, tức là sau 4 ngày địa phương này phê duyệt Dự án, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - đơn vị đề xuất Dự án đã nêu ra một loạt khó khăn, vướng mắc.

Nhà đầu tư này cho rằng, với cơ cấu nguồn vốn Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 2014, nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia chỉ khoảng 45% tổng mức đầu tư, dẫn đến thời gian thu phí hoàn vốn lên tới 29 năm 6 tháng là không hấp dẫn các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, tỷ lệ huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại đang ngày càng thắt chặt, khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn về thu xếp vốn tham gia dự án.

Về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công Dự án, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi đất dự án, theo quy định tại khoản 2, Điều 64, Luật Khoảng sản, nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép. Tuy nhiên, trường hợp khai thác khoáng sản ngoài phạm vi đất của Dự án, nhà đầu tư vẫn phải thực hiện toàn bộ trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.

“Tính chung, phải thực hiện qua 7 bước (lập hồ sơ mỏ, khoan thăm dò, cấp giấy phép khai thác...), tổng thời gian thực hiện khoảng 12 tháng, nên sẽ không đáp ứng được tiến độ triển khai dự án”, ông Nguyễn Quang Vĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho biết.

Trong khi đó, tại Văn bản số 1303/TTg-KTTH ngày 6/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án đã được dự kiến bố trí bổ sung 1.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022. Mặt khác, tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, Dự án thuộc diện được điều chỉnh chủ trương đầu tư sau khi được giao bổ sung vốn.

“Những cơ chế đặc thù này sẽ cải thiện đáng kể tính khả thi tài chính và khả năng rút ngắn tiến độ cho Dự án BOT tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng”, ông Nguyễn Quang Vĩnh đánh giá.

Khu kinh tế Nam Phú Yên thu hút nhiều nhà đầu tư lớn

Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên vừa tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động doanh nghiệptrong Khu kinh tế Nam Phú Yên và các khu công nghiệp năm 2023.

Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên tặng giấy khen cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023.

Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên tặng giấy khen cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên, trong năm 2023, đơn vị đã trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư 1 dự án (Dự án Khu đô thị mới phía Đông Hòa Vinh) với vốn đăng ký hơn 1.613 tỷ đồng, diện tích 29,6 ha; chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 4 dự án (gồm 3 dự án liên quan đến xăng dầu, 1 dự án khai thác mỏ đất).

Ban Quản lý đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 1 dự án đăng ký mới (Dự án Nhà máy sản xuất modun lắp đặt nhà lắp ghép và trang trí nội thất của Công ty TNHH Công nghệ cao Modun Home Miền Trung tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp) với diện tích đất đăng ký 6.506 m2, vốn đăng ký 20,67 tỷ đồng; chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của 9 dự án.

Năm 2023, Ban Quản lý làm chủ đầu tư 8 dự án; trong đó đã thi công hoàn thành 2 dự án gồm Dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa (giai đoạn 1) và Dự án San nền khu tri thức và đầu tư đoạn đường số 06, đoạn đường Phan Chu Trinh; triển khai thi công mới 1 dự án (trụ sở làm việc của Ban Quản lý); tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng để tiếp tục triển khai thi công 5 dự án chuyển tiếp còn lại.

Đại diện Ban Quản lý cho biết, trong thời gian qua, đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh Phú Yên làm việc với các nhà tư lớn quan tâm tìm hiểu, đề xuất dự án đầu tư tại Khu kinh tế Nam Phú Yên và định hướng thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Tâm và cảng Bãi Gốc.

Đến nay, đã có một số nhà đầu tư lớn quan tâm, tiếp cận nghiên cứu đầu tư tại khu vực này như Dự án Cảng Bãi Gốc (diện tích khoảng 220 ha, tổng mức đầu tư khoảng 26.000 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm (1.080 ha, 13.300 tỷ đồng); Dự án Khu liên hợp Gang thép tại Khu công nghiệp Hòa Tâm (520 ha, 80.000 tỷ đồng); Dự án Khu thương mại dịch vụ (40 ha, 700 tỷ đồng); Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu (công suất 8 triệu tấn/năm)…

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Tấn Hổ, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết, dự ước cả năm 2023, Phú Yên có 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch (trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch); tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 9,16%, vượt 1,16% so với kế hoạch.

Điều này có được là nhờ có sự hỗ trợ, đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung, các doanh nghiệp hoạt động trong khu kinh tế, các khu công nghiệp nói riêng.

Phó chủ tich UBND tỉnh Phú Yên mong muốn trong năm 2024, doanh nghiệp duy trì sản xuất, thông tin kịp thời những khó khăn, vướng mắc đến các ngành chức năng và tiếp tục đồng hành cùng tỉnh

Đồng thời, UBND tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt; quan tâm hỗ trợ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp; duy trì bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp; đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy... để các doanh nghiệp hạn chế rủi ro, yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Cao tốc nối Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng được mở rộng lên 4 làn xe

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên.

Cầu Tây Hy - Cầu lớn nhất thuộc tuyến cao tốc La Sơn - Tuý Loan, ảnh nguồn Internet

Cầu Tây Hy - Cầu lớn nhất thuộc tuyến cao tốc La Sơn - Tuý Loan, ảnh nguồn Internet

Được biết, đoạn La Sơn – Hòa Liên thuộc tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan có tổng chiều dài 77,5km, vốn đầu tư gần 11.500 tỷ đồng đã được đưa vào khai thác từ năm 2022.

Trong đó, đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài gần 65km, bắt đầu tại ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) vào đến nút giao Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Đoạn này đã được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 với quy mô 2 làn xe, bề rộng mặt đường 12m và tốc độ thiết kế là 60 - 80 km/giờ.

Hiện nay, lưu lượng xe cộ qua lại cao tốc La Sơn – Hòa Liên đã quá tải so với tiêu chuẩn ban đầu. Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc La Sơn – Hòa Liên là cần thiết; vì theo một kết quả khảo sát và dự báo thì nhu cầu vận tải trên đoạn tuyến, lưu lượng xe quy đổi hiện nay vào khoảng 6.910 - 7.265 xe con quy đổi/ngày đêm. Dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng 21.028 xe con quy đổi/ngày đêm, đến năm 2040 có khoảng 30.073 xe con quy đổi/ngày đêm và đến năm 2050 sẽ có khoảng 44.037 xe con quy đổi/ngày đêm.

Với dự báo lưu lượng xe như vậy, theo Bộ Giao thông vận tải, nếu đầu tư mở rộng tuyến lên 4 làn thì bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông đến năm 2025 (thời điểm mãn tải). Về quy mô, tuyến sẽ mở rộng lên 4 làn xe hoàn chỉnh với chiều rộng nền đường 22m, chiều rộng mặt đường 20,5 m. Sau thời điểm 2050 thì cần đầu tư mở rộng hơn nữa, lên 6 làn xe.

Ước tính tổng vốn đầu tư của dự án khoảng hơn 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 2.518 tỷ đồng; Chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư, chi phí khác khoảng 252 tỷ đồng; Chi phí GPMB khoảng 2 tỷ đồng; Dự phòng khoảng 239 tỷ đồng.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, nếu dự án được chấp thuận đầu tư sẽ tiến hành khởi công trong năm 2024 và hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2025.

TP.HCM bổ sung vào quy hoạch tuyến đường ven sông từ Củ Chi đến Nhà Bè

Ngày 28/12, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến chuyên gia góp ý về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060. Đây là báo cáo kỳ cuối để hoàn chỉnh đồ án trước khi trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo dự thảo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, đơn vị tư vấn đề xuất xây dựng không gian dọc sông Sài Gòn là trọng tâm phát triển mang tính đột phá là không gian kinh tếchủ đạo của Thành phố với những dải đô thị dọc hai bên bờ sông.

Sông Sài Gòn một số đoạn hiện không có đường hai bên. Trong ảnh là sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP. Thủ Đức - Ảnh: Anh Quân

Sông Sài Gòn một số đoạn hiện không có đường hai bên. Trong ảnh là sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP. Thủ Đức - Ảnh: Anh Quân

Đơn vị tư vấn cũng đề xuất bố trí trung tâm tài chính, trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm sáng tạo nghệ thuật, trung tâm công nghệ cao, nhà hàng khách sạn và hệ thống dịch vụ du lịch cao cấp nhất… dọc theo bờ sông.

Về giao thông đơn vị tư vấn đưa vào quy hoạch tuyến đường ven sông từ Củ Chi đến cầu Cần Giờ, huyện Nhà Bè với quy mô tối thiểu 4 làn xe, kết hợp làn đường riêng dành cho xe đạp và đường sắt đô thị nhẹ (tramway) từ trung tâm Thành phố đi Củ Chi.

Ngoài ra, phát triển các tuyến buýt đường thủy, kết nối giao thông công cộng đường bộ, tuyến đi xe đạp, đường dạo dọc theo sông Sài Gòn và các tuyến rạch chính.

Trong đợt điều chỉnh quy hoạch lần này, đơn vị tư vấn cũng đề xuất kéo dài trục động lực phía Nam song song với Quốc lộ 50 và kết nối với đường ven biển tại Tiền Giang; bổ sung tuyến đường kết nối với sân bay Long Thành từ trung tâm TP.HCM qua cầu Phú Mỹ 2.

Đối với phía Đông bổ sung tuyến đường kết nối với Đồng Nai đến Quốc lộ 20 để giảm tải cho Quốc lộ 1 và đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây và thêm tuyến đường kết nối từ đường ven biển từ Gò Công (Tiền Giang) qua cửa sông Soài Rạp đến Cần Giờ và kéo dài đến cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Đối với đường sắt, đơn vị tư vấn đề xuất kết nối đường sắt TP.HCM - Cần Thơ với TP.HCM - Nha Trang thông qua đoạn tuyến trên cao dọc đường Nguyễn Văn Linh, xa lộ Hà Nội - đường Vành đai 2. Trong tương lai đoạn tuyến Hòa Hưng - Bình Triệu - An Bình chuyển thành đường sắt đô thị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá, quy hoạch chung TP.HCM không chỉ quan trọng cho Thành phố, mà quan trọng cho cả vùng vùng phía Nam nên quy hoạch phải có tính khả thi cao, tối đa hóa nguồn lực của Thành phố.

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị cần phải hoàn thiện, làm rõ hơn nữa mô hình đô thị đa trung tâm của Thành phố vì mô hình này đã có ý tưởng, có quy hoạch nhưng vẫn chưa làm được nên không gian đô thị của Thành phố vẫn phát triển theo kiểu vết dầu loang.

Chủ đầu tư, nhà thầu Dự án nâng cấp Quốc lộ 21B bị nghiêm khắc phê bình

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Sở GTVT Hà Nam và Công ty cổ phần tập đoàn Đồng Tâm về việc triển khai thực hiện Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 21B đoạn Km41+00 - Km57+950 (Chợ Dầu – Ba Đa).

Tại văn bản này, Bộ GTVT nghiêm khắc phê bình Sở GTVT Hà Nam, Công ty cổ phần tập đoàn Đồng Tâm do triển khai thi công chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu đã được chủ đầu tư, nhà thầu cam kết trước đó.

Một vị trí bị vướng mặt bằng tại Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 21B đoạn Km41+00 - Km57+950 (Chợ Dầu – Ba Đa).

Một vị trí bị vướng mặt bằng tại Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 21B đoạn Km41+00 - Km57+950 (Chợ Dầu – Ba Đa).

Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT Hà Nam phối hợp chặt chẽ UBND huyện Kim Bảng và các đơn vị liên quan khẩn trương giải quyết dứt điểm các tồn tại về giải phóng mặt bằng đối với 65m chiều dài tuyến tại cụm dân cư thuộc địa phận xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng và di dời 1 đường điện 110Kv, 1 đường điện 220Kv trên địa bàn xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng.

Sở GTVT Hà Nam cũng được yêu cầu khẩn trương chỉ đạo các nhà thầu tập trung mọi nguồn lực tổ chức thi công tăng ca, thi công cuốn chiếu các lớp móng, mặt đường; đồng thời khẩn trương triển khai công tác lắp đặt hệ thống an toàn giao thông ngay khi có công địa, đảm bảo hoàn thành dự án theo tiến độ yêu cầu; chịu trách nhiệm, có phương án xử lý đối với nguồn vốn đã bố trí cho dự án theo quy định, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu – Ba Đa đã được Bộ GTVT điều chỉnh thời gian thực hiện dự án hoàn thành trong năm 2023, với nguồn vốn năm 2022 được chuyển tiếp giải ngân trong năm 2023.

Tuy nhiên, tiến độ thi công và giải ngân của Dự án chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu, khối lượng còn lại của một số hạng mục chính còn nhiều trong khi thời gian thực hiện Dự án còn lại rất ngắn; bên cạnh đó kế hoạch vốn năm 2023 bố trí cho Dự án là 127,96 tỷ đồng nhưng đến tháng 11/2023, Dự án chưa thực hiện giải ngân.

Nguyên nhân chủ yếu do trong thời gian qua, chủ đầu tư chưa quyết liệt, kịp thời giải quyết các nội dung tồn tại, vướng mắc tại hiện trường; chưa chỉ đạo nhà thầu tập trung huy động đầy đủ các nguồn lực (tài chính, máy móc, dây chuyền thiết bị,…) để triển khai thi công.

Đầu tư 598 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B đoạn qua Quảng Ngãi

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1645/QĐ – BGTVT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B đoạn Km23+050 - Km29+800, tỉnh Quảng Ngãi.

Một đoạn Quốc lộ 24B qua Quảng Ngãi.

Một đoạn Quốc lộ 24B qua Quảng Ngãi.

Dự án có tổng chiều dài khoảng 6,75 km, trong đó, điểm đầu tại khoảng Km23+050, Quốc lộ 24B và điểm cuối tại khoảng Km29+800, Quốc lộ 24B thuộc địa phận huyện Sơn Tịnh và TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Tuyến được đầu tư để đạt tiêu chuẩn đường cấp III TCVN 4054:2005, tốc độ thiết kế 80 km/h; công trình cầu theo tiêu chuẩn từ TCVN 11823-1:2017 đến TCVN 11823-14:2017; cầu vượt đường sắt bảo đảm khổ tĩnh không theo quy định hiện hành.

Quy mô đầu tư Dự án là 4 làn xe phù hợp quy hoạch địa phương, bề rộng nền đường 17,4 m và mặt đường rộng 14 m; mặt đường cấp cao A1 bằng bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm, có xem xét sử dụng kết cấu phù hợp qua khu đông dân cư hoặc đoạn ngập lụt.

Các nút giao trên tuyến là nút giao cùng mức đơn giản, giao thông trong nút tự điều chỉnh kết hợp các biển báo và vạch sơn; đường dân sinh được vuốt nối đảm bảo an toàn giao thông. Riêng nút giao với đường sắt Bắc - Nam thiết kế dạng khác mức bằng cầu vượt, kết hợp xây dựng đường gom hai bên phù hợp hiện trạng.

Ngoài phần đường, Dự án còn xây dựng mới 0 cầu hiện hữu trên tuyến (Bà Tá và Bà Mẹo) và01 cầu vượt đường sắt tại Km23+300 giao cắt đường sắt Bắc - Nam. Riêng cầu Kiến hiện hữu có khẩu độ nhỏ thực hiện phá dỡ và thay thế bằng cống hộp bê tông cốt thép; khổ cầu phù hợp khổ đường.

Tổng mức đầu tư Dự án là 598,939 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách trung ương (dự kiến cân đối từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022). Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025.

Bộ GTVT giao Sở GTVT Quảng Ngãi là chủ đầu tư Dự án và chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.

Sở GTVT Quảng Ngãi được giao làm việc với Ban quản lý dự án 85 để tiếp nhận toàn bộ các kết quả nghiên cứu đã có và tận dụng tối đa trong quá trình nghiên cứu, lập dự án đầu tư và tổ chức thực hiện Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Quảng Ngãi điều chỉnh, bổ sung Dự án Đường Dung Quất - Sa Huỳnh giai đoạn IIb

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIb.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi bổ sung đoạn Km76+230 - Km82+00, L = 5,77 km, thuộc địa bàn huyên Mộ Đức. Tổng chiều dài tuyến sau khi điều chỉnh bổ sung là 16,245 km. Diện tích sử dụng sau khi điều chỉnh, bổ sung là 37,06 ha. Tốc độ thiết kế đối với đoạn bổ sung là 80km/h, nền đường rộng 12m…

UBND tỉnh cũng điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư dự án là 899.435.034.000 đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giảm 52 triệu đồng, chi phí dự phòng giảm hơn 23 triệu đồng, chi phí xây dựng tăng hơn 67 triệu đồng…

UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý chặt chẽ kinh phí của dự án trong phạm vi tổng mức đầu tư được duyệt…

Trước đó, tháng 9/2023, đối với kiến nghị phần kinh phí khoảng 100 tỷ đồng tiết kiệm được trong quá trình triển khai thực hiện dự án, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo báo cáo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh thống nhất về nguyên tắc cho phép sử dụng nguồn kinh phí này để kéo dài tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIb từ đoạn Km76+230 đến Km82+045.

Vấn đề này, UBND tỉnh giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh chủ động, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong diễn biến liên quan, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng vừa phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIb do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm thực hiện tại các huyện Bình Sơn, Mộ Đức và Thành phố Quảng Ngãi.

Thừa Thiên Huế đấu giá thực hiện dự án kho bãi tại Cảng Chân Mây hơn 1.500 tỷ đồng

Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế (thuộc Sở Tư pháp) phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh đã ban hành thông báo đấu giá đấu giá cho thuê đất thực hiện Dự án Trung tâm logistics Chân Mây.

Theo thông báo của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, khu đất được đưa ra đấu giá nằm tại khu cảng Chân Mây, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (một phần lô đất KT-1 và lô đất KT-2 thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng cảng Chân Mây đã được phê duyệt quy hoạch) với diện tích 336.202,9 m2.

Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam.

Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam.

Về hiện trạng khu đất, toàn bộ diện tích khu đất trên đã được giải phóng mặt bằng có vị trí tiếp giáp với tuyến đường nối Quốc lộ 1A ra cảng Chân Mây đã đầu tư xây dựng hoàn thiện giai đoạn phân kỳ với mặt cắt 35 m, hệ thống cây xanh và thoát nước mưa dọc hai bến tuyến và đường trục chính cảng Chân Mây đã đầu tư xây dựng hoàn thiện mặt đường 23 m; thuận lợi cho việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án.

Ngoài ra, Nhà nước đã đầu tư vào khu đất với tổng chi phí hơn 16 tỷ đồng gồm giá trị chất nạo vét phân bổ vào dự án là hơn 11 tỷ đồng và chi phí đầu tư đê bao (hình thành qua đầu tư của Dự án San lấp mặt bằng Khu lưu thông hàng hoá tại Cảng Chân Mây) phân bổ là hơn 4,8 tỷ đồng. Đây là chi phí mà nhà đầu tư sau khi trúng đấu giá có nghĩa vụ hoàn trả lại cho Nhà nước.

Mục đích sử dụng của khu đất là đất thương mại, dịch vụ. Mục tiêu tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi đầu tư xây dựng trên diện tích này là xây dựng kho bãi, các công trình phụ trợ, máy móc, thiết bị để lưu giữ và xếp dỡ hàng hóa, cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải, phục vụ lưu thông hàng hóa qua Cảng Chân Mây.

Khu đất đưa ra đấu giá có quy hoạch mật độ xây dựng < 45%; tầng cao trung bình 4 tầng với chiều cao tối đa 22m; hệ số sử dụng đất 1,8 lần và chỉ giới xây dựng 10m. Thời hạn sử dụng đất là 50 năm với hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư thông qua đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp, khu đất có giá khởi điểm để tổ chức đầu giá (chưa bao gồm lệ phí trước bạ về đất và các loại thuế, phí khác) là 2.794.854.708 đồng/năm, bước giá là 279.485.471 đồng.

Để tham gia đấu giá, nhà đầu tư cần nộp tiền đặt trước (hơn 5,5 tỷ đồng) trong giờ hành chính từ ngày 15/1/2024 đến 17h00, ngày 17/1/2024. Thời gian tiếp nhận hồ sơ tham giá đấu giá (5 triệu đồng/hồ sơ) từ ngày 11/12/2023 đến 16h00, ngày 15/1/2024 tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế, địa chỉ 17 Nguyễn Văn Linh, phường An Hoà, TP. Huế.

Để được tham gia đấu giá, nhà đầu tư có đề xuất tổng vốn đầu tư thực hiện Dự án không thấp hơn 1.514,2 tỷ đồng (chưa bao gồm tiền thuê đất thực hiện dự án đầu tư và tiền chi phí đầu tư vào đất nhà đầu tư phải hoàn trả cho Nhà nước).

Ngoài ra, nhà đầu tư có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện Dự án không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư của dự án (không thấp hơn 227,13 tỷ đồng) thể hiện qua báo cáo giải trình năng lực tài chính.

Nhà đầu cũng phải có cam kết thực hiện ký quỹ sau khi trúng đấu giá; có cam kết thời gian hoàn thành dự án đưa vào hoạt động không quá 42 tháng kể từ ngày Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp bàn giao đất tại thực địa theo Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá của UBND tỉnh (hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư không quá 6 tháng kể từ ngày được bàn giao đất tại thực địa; hoàn thành dự án đưa vào hoạt động không quá 36 tháng kể từ ngày được cấp phép xây dựng)…

Cuộc đấu giá diễn ra vào lúc 8h00, ngày 18/1/2024 tại Hội trường Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế (được tổ chức khi có ít nhất từ 2 đơn đăng ký trở lên của các nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện và được thẩm định đủ điều kiện).

Xem thêm: lmth.458633tsop-b42-ol-couq-gnor-om-pac-gnan-gnod-yt-895-ex-nal-4-cot-oac-yax-gnod-yt-48791-ut-uad-auq-naut-ut-uad/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Đầu tư tuần qua: Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc 4 làn xe; 598 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools