vĐồng tin tức tài chính 365

Thúc đẩy phục hồi sản xuất - Động lực tăng trưởng năm 2024

2023-12-31 14:32

GDP năm 2023 tăng 5,05%

Vào cuối tuần này, báo chí đã đưa tin đậm nét các con số Tổng cục Thống kê vừa công bố về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Đáng chú ý, tăng trưởng GDP năm nay của cả nước là 5,05%. Đây là kết quả chưa đạt chỉ tiêu đặt ra đầu năm là 6,5%, nhưng vẫn được xem là điểm sáng về tăng trưởng của khu vực và thế giới trong một năm đặc biệt nhiều khó khăn, thách thức.

Quy mô GDP của nền kinh tế Việt Nam tính đến cuối năm nay đạt khoảng 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Xu hướng tích cực là tăng trưởng GDP năm 2023 cải thiện dần qua từng quý. Quý sau cao hơn quý trước, trong đó quý I tăng 3,41%, quý II tăng lên 4,25%, quý III tăng 5,47% và quý IV tăng 6,72%.

Xuất siêu kỷ lục từ trước tới nay

Có nhiều điểm sáng xứng đáng được ghi nhận trong một năm Việt Nam đã rất vững vàng trước nhiều cơn gió ngược. Nổi bật là Việt Nam xuất siêu khoảng 28 tỷ USD trong năm nay.

Theo báo điện tử VOV, năm 2023 là năm thứ 8 liên tiếp Việt Nam xuất siêu với mức thặng dư ước đạt hơn 25 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022. Các chuyên gia kinh tế nhận định điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp trong việc vượt qua khó khăn, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa kết quả xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước.

Còn trên tờ Lao động, các chuyên gia đánh giá xuất siêu đạt mức kỷ lục này nhờ thay đổi tư duy. Rõ ràng thay vì một thời gian dài Việt Nam chạy theo số lượng xuất khẩu, nhưng giá trị thương mại lại thấp, giờ đây đầu tư vào chất lượng, đặc biệt là chất lượng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản để đáp ứng những yêu cầu khó tính, những dòng cảnh kỹ thuật khắt khe của thị trường nước ngoài. Thành quả ấy có được từ sự chuyển đổi tư duy, từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác phát triển đa ngành, thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Tại kỳ họp cuối năm nay, Quốc hội đã đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2024 ở mức 6 - 6,5%. Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng đây là mục tiêu đầy thách thức và nhấn mạnh để đạt được, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng.

Tìm động lực tăng trưởng năm 2024

Thúc đẩy phục hồi sản xuất - Động lực tăng trưởng năm 2024 - Ảnh 1.

Quy mô GDP của nền kinh tế Việt Nam tính đến cuối năm nay đạt khoảng 430 tỷ USD. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Đâu sẽ là các động lực chính cho tăng trưởng năm 2024? Đây cũng chính là câu hỏi nhiều tờ báo đã đặt ra. Tờ Tuổi trẻ đưa ý kiến của một số chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, động lực tăng trưởng lớn nhất của năm 2024 vẫn là thúc đẩy sự phục hồi trong khu vực sản xuất, trong đó có cả doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu và sản xuất trong nước.

Tuy nhiên sự phục hồi của khu vực sản xuất phục vụ xuất khẩu phụ thuộc vào sự phục hồi của cầu thế giới và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp trong nước về thay đổi xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất xanh để tăng xuất khẩu.

Còn đối với khu vực sản xuất trong nước, Chính phủ cần hỗ trợ các lĩnh vực sản xuất có thể chiếm lĩnh được các thị trường nội địa, qua đó thúc đẩy ngành dịch vụ, bán buôn, bán lẻ trong nước sôi động hơn.

Dư địa tăng trưởng năm 2024 vào tay ngành hàng nào?

Đánh giá cụ thể, tờ Đầu tư nhận định. Dư địa tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2024 sẽ không chia đều cho các ngành hàng, mà dự báo tiếp tục vào tay ngành gạo, rau quả, cà phê, điều. Nhóm công nghiệp chế biến nhiều khả năng vẫn gặp khó khăn vì cầu phục hồi chậm.

Đứng trước các thách thức khó khăn của năm 2024 được dự báo là còn lớn hơn năm 2023, rõ ràng chỉ có một con đường duy nhất là hóa giải khó khăn bằng hành động mạnh mẽ, kịp thời, với quyết tâm và sự đồng lòng cao nhất.

Bình luận trên tờ Đại biểu nhân dân cho rằng có thể nói các giải pháp đã được xác định và khá đầy đủ toàn diện. Cụ thể theo bài báo, về ngắn hạn, Nghị quyết 103 năm 2023 của Quốc hội khóa XV đã nêu 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp kèm theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đơn cử như sớm khắc phục các hạn chế, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, hay phát triển mạnh thị trường trong nước và đa dạng hóa thị trường quốc tế gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời chúng ta cũng đã có những giải pháp dài hạn và căn cơ được thực thi trong nhiều năm qua.

Cần hành động cụ thể, thực chất, quyết liệt để triển khai các giải pháp đã đề ra

Trong báo cáo do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, Chính phủ cũng đã xác định nhiều mục tiêu, chỉ tiêu và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2024. Vấn đề quan trọng hiện nay là cần hành động cụ thể, thực chất, quyết liệt và đầy đủ để triển khai các giải pháp đã đề ra. Khó khăn bất định có thể kéo dài càng cần phải được hóa giải bằng hành động mạnh mẽ hơn, kịp thời hơn.

Kết quả thời gian qua đã cho thấy sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, qua đó đã tạo sức ép để các bộ, ngành, địa phương quyết tâm hơn nữa, nỗ lực hơn nữa trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Còn trên tờ Đầu tư, các chuyên gia kỳ vọng việc thực hiện yêu cầu báo cáo hàng tháng của Nghị quyết 01 của chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 là nhiệm vụ quan trọng trong điều hành và phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương.

Việt Nam xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp, kỷ lục 26 tỷ USDViệt Nam xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp, kỷ lục 26 tỷ USD

VTV.vn - Năm 2023, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt 26 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.74633902113213202-4202-man-gnourt-gnat-cul-gnod-taux-nas-ioh-cuhp-yad-cuht/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thúc đẩy phục hồi sản xuất - Động lực tăng trưởng năm 2024”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools