vĐồng tin tức tài chính 365

"Cuộc di cư" khỏi Trung Quốc của Apple, đâu là cơ hội cho Việt Nam?

2020-12-01 10:29

Apple – một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất phụ thuộc vào các nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc đã quyết định chuyển nhiều công đoạn sản xuất iPad và Macbook sang Việt Nam. Theo Bloomberg, đối tác lớn nhất của Táo khuyết Foxconn (Hon Hai Precision Industry Co.,) đã phân bổ 270 triệu USD đầu tư mới sang các nước Đông Nam Á.

Động thái này cho thấy một cuộc "di cư" lớn hơn và lâu dài hơn, có thể gây ảnh hưởng lớn tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo SCMP, Foxconn - nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới sẽ chuyển công đoạn lắp ráp iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đáng chú ý, SCMP dẫn nguồn tin từ một người am hiểu về kế hoạch này cho biết, việc dịch chuyển trên được thực hiện theo yêu cầu của Apple, khi nó nằm trong kế hoạch đa dạng hóa sản xuất để giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

iPad-Pro-12

Theo SCMP, hoạt động lắp ráp iPad hay Macbook sẽ được chuyển sang Việt Nam

Cũng theo SCMP, một số đơn hàng từ nhà máy Trung Quốc sẽ được chuyển sang dây chuyền mới này, nhưng không tiết lộ cụ thể sản lượng là bao nhiêu.

Nói thêm về thông tin dịch chuyển hoạt động lắp ráp iPad, MacBook sang Việt Nam, theo SCMP, Foxconn đang xây dựng một dây chuyền tại tỉnh Bắc Giang, với mục tiêu là đi vào hoạt động trong nửa đầu năm tới.

"Vì vấn đề chính sách của công ty và vì lý do nhạy cảm thương mại, chúng tôi không bình luận về bất kỳ khía cạnh nào trong công việc của chúng tôi đối với bất kỳ khách hàng nào hoặc sản phẩm của họ", Foxconn trả lời khi được hỏi về các thông tin nói trên.

Xu thế khó đảo ngược

Ông Terry Gou, người sáng lập Foxconn, đã dùng thuật ngữ "G2" để mô tả xu hướng một chuỗi cung ứng thống nhất bị chia ít nhất thành đôi như hiện nay. Từ tháng 8, Chủ tịch của Foxcoon, Young Liu đã nhận định, các nước như Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á hay châu Mỹ có thể sẽ trở thành một hệ sinh thái sản xuất chuyên dụng mới trong tương lai.

Khu vực Đông Nam Á hay châu Mỹ có thể sẽ trở thành một hệ sinh thái sản xuất chuyên dụng mới trong tương lai

Xu hướng này có vẻ như không thể đảo ngược khi các các quốc gia như Ấn Độ hay Việt Nam đang tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nỗ lực thu hút các nhà sản xuất nhờ vào chi phí thấp hơn và ít lo lắng về địa chính trị hơn.

Cuộc di cư khỏi Trung Quốc của Apple, đâu là cơ hội cho Việt Nam? - Ảnh 4.

Một công nhân trong dây chuyển sản xuất của Foxconn

"Khi Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn và những diễn biến trong quan hệ với Mỹ là không thể đoán trước được, các công ty đã chuyển việc sản xuất một số mặt hàng ra khỏi nước này. Xu hướng đó sẽ tiếp tục khi Việt Nam và Ấn Độ cải thiện khả năng cạnh tranh", ông Dan Wang, nhà phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics cho biết.

Những biện pháp thương mại mạnh tay của Tổng thống Trump với Trung Quốc trong thời gian qua khiến nhiều nhà sản xuất phải chuyển dây chuyền sang một số nước láng giềng như Việt Nam hay xa hơn là tới Mexico hay Ấn Độ, nhằm tránh bị áp thuế trừng phạt hay giảm thiểu những rủi ro sẽ có trong tương lai.

Apple, vốn có một chuỗi sản xuất quy mô lớn ở Trung Quốc, đã tránh những động thái mạnh nhưng đã tính đến nhiều giải pháp thay thế ở mức vừa phải.

Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn và những diễn biến trong quan hệ với Mỹ là không thể đoán trước được

Đa dạng chuỗi cung ứng

Dưới sự điều hành của CEO Tim Cook, Táo khuyết đang đẩy mạnh công suất sản xuất iPhone ở Ấn Độ thông qua các đối tác lắp ráp lớn như Pegatron Corp. Được sự hỗ trợ mạnh từ các chính sách của Thủ tướng Narendra Modi, Pegatron Corp đã tới Ấn Độ bằng việc công bố khoản đầu tư trị giá 11 tỷ rupee (150 triệu USD) vào các đơn vị lắp ráp tại địa phương và sẽ bắt đầu sản xuất sớm nhất vào cuối năm 2021.

Trở lại quê nhà, Táo khuyết đã vận động chính phủ Mỹ giảm thuế để hỗ trợ sản xuất chip trong nước.

Công ty gia công chip lớn nhất thế giới TSMC, cũng đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất ở Arizona. Dù quy mô còn khiêm tốn và mục tiêu trước mắt là phục vụ những khách hàng nhỏ, nhưng rõ ràng là một quá trình chuyển dịch đã bắt đầu.

Cuộc di cư khỏi Trung Quốc của Apple, đâu là cơ hội cho Việt Nam? - Ảnh 6.

Khách hàng trải nghiệm tại sự kiện ra mắt iPhone 12 tại Sydney (Ảnh: Bloomberg)

Ngoài Apple, Google của Alphabet đã đặt hàng với Foxconn lắp ráp các thành phần quan trọng cho máy chủ của hãng ở Wisconsin. Quá trình sản xuất hàng loạt dự kiến sẽ được tiến hành trong quý đầu tiên của năm sau. Tờ Bloomberg cho biết, đầu tháng này, một số lãnh đạo của Pegatron cũng cho biết công ty có kế hoạch thiết lập các hoạt động sản xuất tại Mỹ để cho khách hàng nước này.

Đầu tháng này, Wistron Corp., một nhà sản xuất hợp đồng khác iPhone cũng đã công bố kế hoạch nâng cao công suất tại Mexico và Đài Loan (Trung Quốc). Tập đoàn này cũng đã mua một nhà máy của Western Digital Corp ở Malaysia.

Tháng 3, ông Simon Lin, chủ tịch của Wistron Corp cho biết, một nửa công suất của Wistron có thể được đặt bên ngoài Trung Quốc sớm nhất là vào năm 2021. Công ty coi Ấn Độ là địa điểm chiến lược quan trọng trong thập kỷ tới vì quy mô thị trường và nguồn lực dồi dào.

Trong khi đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu của mình, Apple cũng đang tăng cường liên kết với các nhà sản xuất địa phương ở Trung Quốc để phục vụ thị trường nội địa.

Cuộc di cư khỏi Trung Quốc của Apple, đâu là cơ hội cho Việt Nam? - Ảnh 7.

Tim Cook tại nhà máy của Luxshare

Đầu năm nay, Công ty Luxshare của Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận mua lại các cơ sở sản xuất iPhone của Wistron tại nước này. Động thái này sẽ tạo ra công ty đại lục đầu tiên lắp ráp thiết bị cầm tay của Apple. Một nguồn tin cho Bloomberg hay, Compatriot BYD Electronic International Co hiện cũng đang phân chia các đơn đặt hàng iPad với Foxconn và Compal Electronics. Trong khi đó, các đơn đặt hàng AirPods hiện do Luxshare và một công ty Trung Quốc khác GoerTek Inc. chi phối.

Dịch chuyển diễn ra nhưng cần nhiều thời gian

"Foxconn đã mất 30 năm để xây dựng các hoạt động khổng lồ của mình tại Trung Quốc. Vì thế Ấn Độ hoặc bất kỳ khu vực nào khác khó có thể bắt kịp trong một sớm một chiều", ông Liu cho biết vào đầu tháng này.

Vì thế, việc chuyển đổi chuỗi cung ứng dù đang diễn ra, sẽ mất nhiều thời gian "và Trung Quốc sẽ vẫn là trung tâm sản xuất thiết bị điện tử lớn trong ít nhất 5 năm tới", ông Dan Wang, nhà phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics, nói thêm.

Foxconn đã mất 30 năm để xây dựng các hoạt động khổng lồ của mình tại Trung Quốc

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.24162437103110202-man-teiv-ohc-ioh-oc-al-uad-elppa-auc-couq-gnurt-iohk-uc-id-couc/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Cuộc di cư" khỏi Trung Quốc của Apple, đâu là cơ hội cho Việt Nam?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools