Rác thải nhựa đang gây những hệ lụy lớn cho môi trường, sự phát triển bền vững của nước ta - Ảnh: TVO
Tuy nhiên, trong nhiều tháng tháng qua, một phần do tập trung phòng chống dịch COVID-19, phong trào chống rác thải nhựa bị chững lại, thậm chí nhiều người dù đã nhận thức rõ tác hại của rác thải nhựa với môi trường nhưng vẫn quay lại thói quen lạm dụng sản phẩm nhựa và túi ni lông dùng một lần. Việc này đã khiến cho lượng rác thải nhựa vốn đã nhiều nay lại càng nhiều thêm.
Vậy giải pháp nào là thiết thực để có thể giảm thiểu được lượng rác thải nhựa trong lúc này? Trong thời điểm quan trọng này, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM tổ chức Talkshow "Chung tay chống rác thải nhựa sau mùa dịch COVID-19".
Chương trình nhằm mang tới cho người dân bức tranh toàn cảnh về vấn nạn rác thải nhựa hiện nay, cùng với đó là những giải pháp thiết thực nhằm giảm tải được thực trạng này.
Chương trình với sự tham gia của bà Dương Thị Huyền Trâm - Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Phong trào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM; ông Phạm Viết Thuận - Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường TP.HCM và ông Cao Văn Tuấn - Trưởng phòng Công nghệ môi trường và Kiểm tra chất lượng - Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM.
Chương trình được phát sóng vào lúc 8h ngày 2-12-2020 trên Fanpage Truyền hình - Báo Tuổi Trẻ, đồng thời phát sóng trên trang tv.tuoitre.vn và Youtube Báo Tuổi Trẻ, mời bạn đọc đón xem.
TTO - Theo số liệu của nhà chức trách Bangkok, có tới 3.432 tấn nhựa đã bị vứt đi ở thủ đô Thái Lan mỗi ngày vào tháng 4. Các loại chai và ly nhựa, túi nilông, hộp xốp chiếm tới 80%.
Xem thêm: mth.72682717103110202-91-divoc-hcid-aum-uas-auhn-iaht-car-gnohc-pahp-iaig-mit/nv.ertiout