Lấy mẫu xét nghiệm HIV/AIDS tại TP.HCM - Ảnh: Trung tâm HIV/AIDS
Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 30 năm phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, và lễ mít tinh hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS do Bộ Y tế tổ chức ngày 1-12.
Bên cạnh biểu dương các thành quả trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định thời gian tới còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức.
Mỗi năm nước ta vẫn có gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới; khoảng 2.000 người tử vong; khoảng 40.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm của mình. Ngoài ra, tình trạng kỳ thị, phân biệt, đối xử vẫn còn khá phổ biến, đó sẽ là rào cản cho những người nghi ngờ nhiễm HIV tiếp cận công bằng các dịch vụ y tế…
Để chấm dứt tình trạng này, theo phó thủ tướng, công tác liên thông trong khám chữa bệnh phải được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV; người có hành vi nguy cơ cao tiếp cận sớm dịch vụ xét nghiệm HIV; người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV (thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV) sớm và tham gia bảo hiểm y tế.
"Dịch HIV/AIDS từng bước được kiểm soát, và chúng ta tin tưởng rằng Việt Nam sẽ chấm dứt cơ bản đại dịch AIDS vào năm 2030", ông Bình nói.
Dùng thuốc ARV, tránh được khoảng 400 ca lây nhiễm HIV mới mỗi năm
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẳng định từ việc thí điểm phòng khám điều trị ARV, cho bệnh nhân nhiễm HIV tại Q.8 năm 2003, toàn TP.HCM hiện có 39 phòng khám đang điều trị ARV cho khoảng 42.000 người.
Tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT 85% và 25% người nhiễm HIV nhận ARV qua BHYT chỉ trả tại 28 phòng khám. Đây được đánh giá là mô hình chăm sóc, điều trị HIV/AIDS ở tuyến quận, huyện đầu tiên của Việt Nam.
Đặc biệt sau hơn 15 năm điều trị ARV, tỷ lệ bệnh nhân thất bại phác đô bậc 1 phải chuyển sang dùng phác đồ bậc 2 là 8%, thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ ức chế virus trong những năm gần đây luôn đạt trên 95% và năm 2020 đạt 98%.
Theo ước tính với số lượng 7,735 khách hàng đang dùng thuốc ARV hiện nay giúp TP.HCM tránh được khoảng 400 ca lây nhiễm mới HIV mỗi năm.
TTO - Đó là thông tin được lãnh đạo Bộ Y tế cho biết tại hội nghị "Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho tiếp cận thuốc kháng HIV và hướng tới mục tiêu 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT", vừa tổ chức tại Cần Thơ.
Xem thêm: mth.49141245110210202-0302-man-oav-sdia-hcid-iad-nab-oc-tud-mahc-es-man-teiv/nv.ertiout