vĐồng tin tức tài chính 365

Ý nghĩa đằng sau sự lựa chọn đội ngũ kinh tế của Biden

2020-12-01 17:20

Tổng thống đắc cử Joe Biden hôm 30/11 chính thức công bố các cố vấn kinh tế hàng đầu của mình. Các lựa chọn của ông gồm bà Janet Yellen, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, làm Bộ trưởng Tài chính; Cecilia Rouse của Đại học Princeton, đứng đầu Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng; và Neera Tanden của Trung tâm nghiên cứu về Tiến bộ Mỹ, để điều hành Văn phòng Quản lý và Ngân sách.

Cả ba đều có quan điểm tập trung tăng thu nhập của người lao động, giảm phân biệt chủng tộc và giới tính trong nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng là những người muốn sớm tăng tốc nỗ lực phục hồi kinh tế.

Lựa chọn nhân sự của Biden được xây dựng dựa trên cam kết ông đưa ra cách đây hai tuần trước các nhóm doanh nghiệp, rằng các công đoàn sẽ có thêm quyền lực khi ông nắm quyền. Nhóm này gợi ý ông tập trung tăng chi tiêu liên bang để giảm tỷ lệ thất nghiệp và mở rộng mạng lưới an sinh để hỗ trợ các hộ gia đình tiếp tục chịu thiệt hại khi Covid-19 vẫn còn và quá trình phục hồi chậm lại.

Bà Neera Tanden. Ảnh: Reuters.

Bà Neera Tanden trong một sự kiện. Ảnh: Reuters.

Hồi tháng 2, bà Tanden cho biết bất bình đẳng thu nhập gia tăng là hậu quả của "các vụ tấn công suốt nhiều thập kỷ vào quyền được tổ chức" của người lao động. Trong khi đó, các liên đoàn "lại là một phương tiện mạnh mẽ để đưa người lao động gia nhập và ở lại tầng lớp trung lưu".

Hai ứng cử viên khác được đề cử vào Hội đồng Cố vấn Kinh tế của ông Biden, Jared Bernstein và Heather Boushey, là những nhà kinh tế đã thúc đẩy các chính sách hỗ trợ người lao động và quyền lao động. Họ cũng là những người đã tư vấn cho ông trong chiến dịch tranh cử, khi xây dựng một chương trình nghị sự bao gồm một số các mục tiêu như tăng lương tối thiểu và "Buy America".

Bà Boushey cũng là người ủng hộ mạnh mẽ các chính sách giúp đỡ các gia đình tham gia lực lượng lao động, như 12 tuần nghỉ phép có lương. Trong một cuộc phỏng vấn tuần trước, bà Boushey nói rằng một chính sách như vậy đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đại dịch, "khi tính mạng đang bị đe dọa".

William E. Spriggs, kinh tế trưởng của Liên đoàn lao động A.F.L.-C.I.O, hoan nghênh các lựa chọn của Biden, nói rằng "chúng ta chưa có hội đồng cố vấn kinh tế nào tập trung vào vai trò của chính sách tài khóa và toàn dụng lao động (full employment) kể từ thời Tổng thống Johnson".

Đội ngũ kinh tế của ông Biden muốn tăng chi tiêu liên bang để giúp đỡ các hộ gia đình và doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch. Đây là quan điểm đã được nhấn mạnh trong một bài báo trực tuyến mà bà Tanden và bà Boushey đã viết với hai đồng tác giả vào tháng 3, kêu gọi các nhà hoạch định chính sách chi tiêu lớn mặc dù nó sẽ yêu cầu vay một số tiền không nhỏ.

"Với mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, giờ không phải là lúc để các nhà hoạch định chính sách lo lắng về việc tăng thâm hụt và nợ khi cân nhắc những bước cần thực hiện", bài báo viết.

Ông Biden cũng bổ nhiệm Adewale Adeyemo, một cố vấn kinh tế quốc tế cấp cao trong chính quyền Obama, làm phó Bộ trưởng Tài chính. Những người được ông đề cử sẽ phải được giới thiệu trước thượng viện và được cơ quan này xác nhận.

Ngoài ra, tổng thống đắc cử còn chọn cựu cố vấn của Obama, Brian Deese, vào vị trí lãnh đạo Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Tuy nhiên, vị trí này không cần Thượng viện thông qua.

Bà Janet  Yellen. ẢnhL: NYT.

Bà Janet Yellen là cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Ảnh: NYT.

Đội ngũ của ông Biden bao gồm một số nhà kinh tế lao động, trong đó có bà Yellen, người đã nhiều năm đấu tranh cho người lao động và từng đề xuất cho phép tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp trong một thời gian dài mà không phải lo lắng về lạm phát. Khi làm việc tại Fed, bà đã cân bằng được giữa ưu tiên về thị trường lao động với lo ngại về lạm phát và những ràng buộc chính trị.

Bà Yellen cũng thận trọng khi đề cập đến các vấn đề như bất bình đẳng. Trong một bài phát biểu năm 2014, bà gợi ý rằng việc gia tăng bất bình đẳng giàu nghèo có thể không phù hợp với các giá trị của Mỹ. "Trong số đó, giá trị được người Mỹ đề cao là bình đẳng về cơ hội", bà nói. Nhận xét này đã khiến bà bị đảng Cộng hòa chỉ trích.

Dù quyền lực kinh tế trực tiếp của Bộ trưởng Tài chính có phần hạn chế, vị trí này vẫn sẽ có tác động lớn, do Bộ trưởng sẽ là cố vấn chính sách tài khóa cho quốc hội và tổng thống, cũng như giám sát chính sách thuế thông qua Sở Thuế vụ.

Rất nhiều điều đã thay đổi kể từ khi Yellen còn làm việc tại Fed. Lạm phát, từng được coi là một mối đe dọa thực sự và hiện hữu, đã ở mức thấp trong hơn một thập kỷ. Bất bình đẳng, từng được coi là một vấn đề chính trị và tự do, ngày càng được lưỡng đảng công nhận là một hạn chế kinh tế thực sự.

Yellen từ lâu đã ủng hộ việc chính phủ can thiệp nhằm đưa kinh tế đi lên trong thời kỳ khó khăn. Tuy nhiên, bà cũng cho biết gánh nặng nợ của Mỹ là không bền vững và thường ủng hộ đánh thuế để bù đắp cho việc tăng chi tiêu.

Biden cũng ủng hộ việc vay tiền để hỗ trợ phục hồi, nhưng sẽ tìm cách bù đắp chi phí cho các đề xuất kinh tế khác (dự luật cơ sở hạ tầng, giảm thiểu biến đổi khí hậu) bằng cách tăng thuế với những người có thu nhập cao và các tập đoàn.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 tại hội nghị Charles Schwab Impact ở Washington, Yellen cho biết nợ công của Mỹ là không bền vững. "Nếu có cây đũa thần, tôi sẽ tăng thuế và cắt giảm chi tiêu cho nghỉ hưu", bà nói. Năm ngoái, bà mô tả sự cần thiết phải đại tu các chương trình an sinh xã hội quốc gia là "kinh tế học gốc rễ".

Tuy nhiên, Yellen đã nói rõ rằng bà không coi giảm thâm hụt là ưu tiên trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Chính phủ cần chi những khoản cần thiết để vượt qua đại dịch.

"Với lãi suất hiện cực kỳ thấp và có khả năng kéo dài, chúng tôi không tin rằng lo ngại về thâm hụt và nợ có thể ngăn quốc hội hành động mạnh mẽ trong trường hợp khẩn cấp này", bà nói, "Các ưu tiên hàng đầu tại thời điểm này là bảo vệ công dân của chúng ta khỏi đại dịch và nỗ lực phục hồi kinh tế mạnh mẽ, công bằng hơn".

Tuy nhiên, nhiều đảng viên Cộng hòa một lần nữa bắt đầu cảnh báo về thâm hụt và viện dẫn mức nợ ngày càng tăng nhằm tránh gói chi tiêu lớn mới. Với vị trí được bổ nhiệm, bà Yellen và Tanden sẽ đại diện Nhà Trắng đấu tranh về chính sách tài khóa tại quốc hội.

Nhiều thượng nghị sĩ, như Elizabeth Warren và Sherrod Brown, đã hoan ngênh lựa chọn của Biden. Brown nói rằng bà Tanden "thông minh, giàu kinh nghiệm và đủ năng lực", đồng thời đề nghị các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện chấp thuận đội ngũ này.

Đảng Cộng hòa thì có những quan điểm không thống nhất khi được hỏi về bà Yellen. Thượng nghị sĩ Josh Hawley của Missouri, chỉ trích bà là "ví dụ điển hình của những người theo chủ nghĩa doanh nghiệp tự do" nhưng cũng thừa nhận bà có thành tích về thương mại đáng kinh ngạc.

Một số nhà kinh tế tự do hoan nghênh lựa chọn của Biden. Stephanie Kelton, Giáo sư Đại học Stony Brook và là tác giả của cuốn sách "The Deficit Myth" nói rằng "có nhiều lý do để hy vọng", vì thâm hụt ngân sách vốn dĩ không tệ. Kelton, người đã giúp thiết lập chương trình nghị sự kinh tế trong chiến dịch của Biden nói rằng những người như Bernstein và Boushey được đề cử là lý do để hy vọng tư tưởng tiến bộ sẽ có tiếng nói hơn.

Phiên An (theo NYT)

Xem thêm: lmth.2279914-nedib-auc-et-hnik-ugn-iod-nohc-aul-us-uas-gnad-aihgn-y/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ý nghĩa đằng sau sự lựa chọn đội ngũ kinh tế của Biden”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools