Đó là một đôi nam nữ trẻ luôn ăn mặc khá tươm tất mỗi khi ra ngoài. Nhưng ở nhà thì...
Họ nuôi hai con chó nhốt trong lồng nhưng lâu lâu mới vệ sinh chuồng và vệ sinh "thú cưng" một lần. Họ thuê nguyên căn nhà, phía trước là nơi để xe và không gian dành cho hai con chó, họ ở phía sau.
Mỗi sáng họ lôi chiếc lồng chó ra ngoài, cho chó phơi nắng trước khi rời nhà. Hiên nhà là nơi phơi ngổn ngang các thứ khăn, giẻ, vỏ ruột gối... nhiều thứ cũ mốc, còn dưới đất đầy rác. Các thể loại mùi hòa quyện, bốc lên, bay sang nhà hàng xóm.
Cả hai người thường đi về khuya, mỗi lần mở cửa đều gây ồn ào do cửa bị kẹt. Dãy trọ kế bên, nhiều người làm công nhân, quen giấc ngủ sớm - dậy sớm, nhiều phen phàn nàn nhưng chỉ dám nói với nhau.
Cả hai nhiều lần cãi vã, thậm chí đánh nhau lúc nửa đêm, có khi 1h sáng. Chẳng biết họ có chuyện gì mà cứ đến giờ đó là cãi vã, chửi bới, đánh đuổi nhau, rồi có tiếng người xe rồ ga đi khỏi nhà, ít bữa tái diễn một lần.
Mỗi lần như vậy, những đứa trẻ con của những công nhân ở đây lại thức giấc cùng người lớn. Người hiền lành mấy cũng không thể chịu nổi những phiền phức từ hai người hàng xóm kia.
Sài Gòn có khá đông dân nhập cư, không dễ có nhà riêng. Hầu hết họ ở nhà trọ và hên xui cùng đủ kiểu hàng xóm.
Có nơi toàn "anh hùng hào kiệt", đến cuối tuần lại bày trò nhậu nhẹt, hát hò ầm ĩ. Có những nơi đàng hoàng, như chỗ trọ cũ của tôi, chủ quy định nghiêm khắc, tuyệt đối không cho ai nuôi chó. Bà nói: "Không phải ai cũng thích chó mèo và đây còn là nguồn chứa nguy cơ gây bệnh, thậm chí có thể cắn người các kiểu, nên tôi ra nội quy cấm nuôi". Tôi thấy đó là lý do hợp lý.
Nhu cầu, sở thích cá nhân là điều ai cũng cần được tôn trọng, nhưng khi điều đó ảnh hưởng đến cộng đồng, những người xung quanh thì mỗi người cần cân nhắc, xem lại. Chẳng hạn như chuyện nuôi chó mèo.
Ở quê, chuyện này là bình thường, không ảnh hưởng láng giềng. Nhưng ở thành thị đất chật người đông lại khác.
Bi kịch là không ít người sống ở thành thị, từ những khu trọ đến những khu phố nhà giàu, nuôi chó mèo, thả rông hoặc thường dắt ra đường cho đi vệ sinh nhưng không bao giờ hốt dọn. To tiếng cãi nhau đâu phải là chuyện riêng của mỗi nhà! Cả chuyện hát hò cũng làm đinh tai nhức óc hàng xóm.
Mấy chuyện trên đây vốn không phải chuyện mới ở thành phố này, nhưng ở đâu cũng có chuyện phiền lòng vì hàng xóm ở dơ, sống dị. Những thói quen sống đó nếu chẳng may tồn tại trong khu nhà bạn sống, bạn sẽ làm gì?
Chó ở chung cư
Ki cóp được ít tiền, vợ chồng tôi giã từ xóm trọ dọn về ở chung cư. Cuộc sống sang trang mới, còn đang hân hoan có nhà mới thì đã khổ vì chuyện thú cưng của hàng xóm. Chung cư chưa có quy định cấm nuôi thú cưng và chúng tôi thường xuyên đi chung thang máy với chó. Chó kiểng có thể ẵm trên tay còn đỡ, có nhà nuôi chó lớn (hơn 10kg) và nuôi cùng lúc mấy con. Hành lang, thang máy, sân chơi, thảm cỏ, nhà cộng đồng, nhà xe... chỗ nào cũng có thể gặp chó.
Nhiều trẻ con thấy chó to sợ không dám bước, có đứa lại cứ thấy chó là hồn nhiên lao đến sờ, ôm, phụ huynh nhìn mà khiếp khi chó không rọ mõm. Có hôm sáng sớm xuống nhà xe thấy vương vãi mấy bãi chất thải của thú cưng nhà ai mà giận điên người! Nhiều người nói: không ai có quyền cấm ai nuôi thú cưng, nhưng ở chung cư và để thú cưng "đi" ở những nơi không gian chung thật khó có thể chấp nhận!
Ở thành thị, đặc biệt là ở chung cư, xin đừng so sánh với kiểu sống làng quê mình xưa nay. Ai cũng ở quê ra, ai cũng có thể yêu loài vật nhưng sống ở thị thành, sống cùng nhau trong không gian nhỏ hẹp cần văn minh lịch sự. Vì điều này, mỗi người cần sửa mình hằng ngày. (PHẠM NGỌC TƠ)
TTO - Một người đàn ông ở huyện miền núi Bắc Trà My, Quảng Nam đã bị hàng xóm dùng súng tự chế bắn tử vong tại nhà mình.
Xem thêm: mth.86123110210210202-oas-ar-gnuc-gnos-id-gnos-od-o-mox-gnah/nv.ertiout