vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế Đà Nẵng: Hầu hết đều giảm, ngoại trừ thu hút đầu tư

2020-12-02 15:23

Kinh tế Đà Nẵng: Hầu hết đều giảm, ngoại trừ thu hút đầu tư

Nhân Tâm

(TBKTSG Online) – Theo các báo cáo mới nhất về kinh tế 11 tháng đầu năm 2020 của Cục Thống kê Đà Nẵng và Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, thu hút đầu tư là điểm sáng nhất của kinh tế Đà Nẵng trong bức tranh ảm đạm chung do dịch bệnh Covid-19 và bão lũ triền miên, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp, du lịch, thương mại…

Thu hút đầu tư là một trong những điểm sáng hiếm hoi của kinh tế Đà Nẵng trong 11 tháng qua. Ảnh minh họa: TTXVN

Vốn đầu tư ngoài KCN tăng gần gấp 2 lần

Từ đầu năm đến ngày 15-11-2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 1 dự án và cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 6 dự án đầu tư trong nước bên ngoài các khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn đầu tư là 16.373 tỉ đồng.

Các dự án đều có quy mô lớn với tổng vốn đăng ký bình quân hơn 1.000 tỉ đồng, gấp 1,9 lần về tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2019.

Một số dự án đáng chú ý như dự án mở rộng Khu đô thị ven sông Hòa Quý - Đồng Nò về phía Đông của Công ty Cổ phần Địa Cầu (thuộc Sun Group) có tổng vốn gần 3.442 tỉ đồng, dự án Khu phức hợp dịch vụ thương mại cao tầng An Hòa của Công ty cổ phần An Hòa với số vốn hơn 4.268 tỉ đồng hay dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô của Công ty cổ phần Trung Thủy - Đà Nẵng có tổng vốn 4.825 tỉ đồng.    

Lũy kế đến nay, trên địa bàn thành phố có 340 dự án đầu tư trong nước nằm bên ngoài các KCN với tổng vốn đầu tư là 121.269 tỉ đồng.

Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Thống kê Đà Nẵng, trong giai đoạn này, thành phố đã cấp 13 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án trong nước trong các KCN, Khu Công nghệ cao với tổng vốn đầu tư hơn 1.254 tỉ đồng, gấp 1,47 lần về vốn so với cùng kỳ.

Trong 11 tháng năm 2020, thành phố cấp mới được 73 dự án FDI (đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký 123,32 triệu đô la Mỹ. Lũy kế đến nay thành phố có 876 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 3.521 tỉ đô la Mỹ. Thành phố hiện có 3 dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi do thành phố quản lý đang được triển khai thực hiện và có 01 dự án do Trung ương là cơ quan chủ quản. Tổng vốn đầu tư bốn dự án trên khoảng 424,311 triệu đô la Mỹ, trong đó vốn ODA và vốn vay ưu đãi là gần 334 triệu đô la Mỹ, chiếm 78,67%, vốn đối ứng là hơn 90 triệu đô la Mỹ, chiếm 21,33% tổng vốn đầu tư.

Thu hút đầu tư của thành phố Đà Nẵng là điểm sáng hiếm hoi của kinh tế miền Trung trong 11 tháng. Ảnh: Nguồn Cục Thống kê Đà Nẵng

Công nghiệp, xuất nhập khẩu, thương mại giảm

Có thể nói thu hút đầu tư là một trong những điểm sáng hiếm hoi của kinh tế Đà Nẵng trong 11 tháng qua (một số lĩnh vực khác có tăng nhẹ, không đáng kể); trong khi các chỉ số trọng yếu khác đều giảm.

Bước sang tháng 11-2020, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tiếp tục tập trung tăng cường sản xuất. Tuy nhiên, do làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 2 đang bùng phát ở châu Âu và Mỹ, nên tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp gặp khó khăn, số lượng đơn hàng ít, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong tháng của doanh nghiệp.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đà Nẵng thấp nhất trong 4 năm qua. Ảnh: Nguồn Cục Thống kê Đà Nẵng

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11-2020 ước giảm 10,7% so với tháng 11-2019; lũy kế 11 tháng, IIP thành phố ước giảm 10,7% so với cùng kỳ 2019, trong đó công nghiệp chế biến - chế tạo giảm 11%, sản xuất và phân phối điện giảm 3,5%, cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 7%, khai khoáng giảm 37%.

Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tháng 11-2020 ước đạt gần 250 triệu đô la Mỹ, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 143,9 triệu đô la Mỹ, tăng 1,6% và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 105,9 triệu đô la, giảm 15,1%.

Tính chung kim ngạch xuất, nhập khẩu 11 tháng năm 2020 được xem là thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 4 năm kể từ năm 2017. Ước tính giá trị đạt gần 2,5 tỉ đô la Mỹ, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 11-2020 của thành phố Đà Nẵng ước đạt hơn 5.284 tỉ đồng, giảm 0,3% so với cùng kỳ 2019; lũy kế 11 tháng ước đạt hơn 50.370 tỉ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ 2019. Trong những tháng vừa qua, thành phố Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung đã chịu ảnh hưởng của các đợt bão lũ; nhu cầu mua sắm đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, vật dụng thiết yếu, vật liệu xây dựng,... tăng mạnh.

Tuy nhiên, công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát được các lực lượng chức năng duy trì thường xuyên, do vậy thị trường vẫn tương đối ổn định, giá cả một số mặt hàng thực phẩm, đặc biệt rau xanh có tăng so với trước bão lũ.

Các chỉ số công nghiệp của Đà Nẵng đều giảm trong 11 tháng đầu năm 2020. Ảnh: Nguồn Cục Thống kê Đà Nẵng

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống có tăng trong tháng 11

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tại thành phố Đà Nẵng tháng 11-2020 ước đạt 1.220 tỉ đồng, tăng 31,8 so với tháng trước, nhưng chỉ bằng 64,3 so với cùng kỳ năm 2019.
Theo phân tích của Cục Thống kê Đà Nẵng, tháng 11-2020, nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng cao.

Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 11-2020 ước đạt 855 tỉ đồng, tăng 17,2 so với tháng trước; tuy nhiên chỉ đạt 67,8% so với tháng cùng kỳ năm 2019 do bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa bão.

Cộng dồn 11 tháng năm 2020 doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống ước đạt gần 12.000 tỷ đồng, bằng 62,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 11 tháng năm 2020, cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 2,4 triệu lượt khách, bằng 36,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, doanh thu du lịch lữ hành trong 11 tháng qua ước đạt gần 583 tỉ đồng, bằng 26,3% so cùng kỳ.

 

Xem thêm: lmth.ut-uad-tuh-uht-urt-iaogn-maig-ued-teh-uah-gnan-ad-et-hnik/403113/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế Đà Nẵng: Hầu hết đều giảm, ngoại trừ thu hút đầu tư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools