vĐồng tin tức tài chính 365

Sử dụng tiền từ thiện không đúng mục đích, xử lý sao?

2020-12-02 17:17

Tối 1-12, tại Đại học Luật TP.HCM (cơ sở Bình Triệu, Thủ Đức) diễn ra đêm chung kết cuộc thi Đấu trí dân luật năm 2020 do Đoàn khoa Luật Dân sự tổ chức.

Ban giám khảo gồm: PGS-TS Đỗ Văn Đại (Trưởng khoa Luật dân sự), luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP.HCM) và luật sư Trương Xuân Tám (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Tham dự đêm chung kết còn các thầy cô cùng đông đảo các bạn sinh viên.

Sử dụng tiền từ thiện không đúng mục đích, xử lý sao? - ảnh 1
Ban giám khảo gồm: PGS-TS Đỗ Văn Đại, luật sư Trương Thị Hòa và luật sư Trương Xuân Tám (từ trái qua phải). Ảnh: YC

Dịch COVID-19 có phải sự kiện bất khả kháng?

Tại đêm chung kết, bốn đội thi phải trải qua bốn vòng thi, nhiều câu hỏi thú vị được đưa ra. Đặc biệt, hai vấn đề pháp lý được ban tổ chức đưa ra tranh luận, trong đó có vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ trong bối cảnh dịch COVID-19.

Tình huống cụ thể, ngày 10-2, ông A ký hợp đồng thuê mặt bằng của ông B với giá 20 triệu đồng/tháng, thời hạn thuê là năm năm, mục đích thuê là để mở trung tâm giảng dạy tiếng Trung Quốc. Ông A đã chuẩn bị các thủ tục cần thiết để khai trương và chỉ còn phải chờ các giáo viên Trung Quốc sang.

Tuy nhiên, ngày 1-4, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 447 về việc công bố dịch COVID-19 và yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng nhiều biện pháp mạng nhằm ngăn chặn sự lây lan và phát triển của dịch bệnh.

Do không thể mời giáo viên như dự kiến, việc chi trả tiền thuê mặt bằng khó khăn (ông A phải vay tiền ngân hàng để trả), tháng 7, ông A yêu cầu hủy bỏ hợp đồng thuê và không phải chịu trách nhiệm dân sự do đây là sự kiện bất khả kháng. Ông B không đồng ý và yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng và trả đủ tiền như đã thỏa thuận.

Đội thi bảo vệ cho ông A cho rằng theo quy định của BLDS 2015 thì đây là sự kiện bất khả kháng nên ông A được quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường. Sự kiện này là bất khả kháng vì đáp ứng được các điều kiện như xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Ông A đã cố gắng tiếp tục thực hiện hợp đồng nhưng không thể mời được giáo viên Trung Quốc, phải vay mượn để trả tiền thuê…

Ngược lại, đội thi bảo vệ cho ông B lại cho rằng đây không phải là sự kiện bất khả kháng. Tuy sự kiện này xảy ra một cách khách quan nhưng thời điểm ký hợp đồng, bên A có thể lường trước được vì dịch COVID-19 xuất hiện trên thế giới khoảng cuối năm 2019, đến tháng 1-2020, Việt Nam đã xuất hiện ca lây nhiễm đầu tiên và đã được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc khác, bên A có thể khắc phục bằng cách thuê giáo viên người Việt Nam biết tiếng Trung, áp dụng dạy qua mạng Internet…

Sử dụng tiền từ thiện không đúng mục đích, xử lý sao? - ảnh 2
Quang cảnh cuộc thi. Ảnh: YC

Sử dụng tiền từ thiện không đúng mục đích

Một vấn đề pháp lý khá thú vị được đưa ra liên quan đến việc làm từ thiện. Cụ thể, trong đợt bão lũ ở miền Trung, anh A là một người nổi tiếng đứng ra dùng danh tiếng và uy tín của mình để vận động các cá nhân, tổ chức quyên góp. Bà B quyên góp 200 triệu đồng. Sau đó, anh A đã tổ chức các hoạt động trao quà và tiền cho các gia đình gặp khó khăn trong mùa lũ.

Ngoài ra, anh A hứa là sẽ công khai các khoản thu và chi trong quá trình làm từ thiện. Tuy nhiên, sau khi anh A công khai các thông tin này, bà B cho rằng anh A đã không sử dụng số tiền quyên góp đúng mục đích do trong bảng chi có liệt kê chi phí về phương tiện đi lại, đồ ăn, thức uống, chi phí khách sạn cho đoàn từ thiện… Bà B còn cho rằng anh A không đưa ra các tiêu chí để phân chia tiền cho các gia đình khó khăn phù hợp. Do đó, bà B khởi kiện anh A ra tòa yêu cầu hoàn trả lại số tiền đã quyên góp vì sử dụng không đúng mục đích.

Đội thi bảo vệ cho bà B cho rằng đây là hợp đồng uỷ quyền được xác lập hợp pháp. Mục đích là dùng 200 triệu giúp đồng bào miền Trung, sử dụng duy nhất vào việc làm từ thiện là trao cho các hộ gia đình. Vì vậy, tiền sử dụng cho chi phí ở khách sạn, đi lại… là không đúng mục đích. Cạnh đó, anh A còn vi phạm nghĩa vụ công khai thông tin khi làm từ thiện. Vì vậy, cần huỷ hợp đồng và hoàn trả lại 200 triệu cho bà B...

Đội thi bảo vệ cho anh A lại lập luận rằng đây là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Anh A đã sử dụng đúng mục đích từ thiện, các chi phí phát sinh như ăn uống, khách sạn… là chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động từ thiện, chứ không dùng vào mục đích riêng. Còn việc hứa công khai các khoản thu chi là hành động thiện chí của anh A chứ không phải nghĩa vụ của hợp đồng. Vì vậy, anh A không phải trả lại tiền và bà B phải xin lỗi, bồi thường thiệt hại cho anh A do ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của A...

Sử dụng tiền từ thiện không đúng mục đích, xử lý sao? - ảnh 3
PGS-TS Đỗ Văn Đại (Trưởng khoa Luật dân sự) trao giải nhất cho đội D.L.D. Ảnh: YC

Đánh giá các đội thi, ban giám khảo cho rằng các đội thi đã đưa ra các lập luận sắc bén, biết vận dụng các quy định pháp luật. Tuy nhiên cần chú ý đến cách diễn đạt, cách tranh luận…

Kết thúc cuộc thi đội D.L.D (gồm 2 thành viên lớp Dân sự 43 và 1 thành viên lớp Chất lượng cao Quản trị luật 43A) đã xuất sắc giành được giải nhất.

Xem thêm: lmth.933359-oas-yl-ux-hcid-cum-gnud-gnohk-neiht-ut-neit-gnud-us/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags: vay

“Sử dụng tiền từ thiện không đúng mục đích, xử lý sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools