Anh Kiên, vốn là một luật sư, bắt đầu nuôi dế từ năm 2010 sau một lần nhậu món châu chấu, dế ở Hà Nội. Bắt đầu từ 8 thùng xốp nuôi dế, đến nay trang trại của anh đã lớn đến hơn 1.000 m2.
Trước đây anh Kiên thường cho dế ăn bằng cám và nước nhưng sau đó, anh thay nước bằng rau sạch được trồng từ chính trang trại của anh.
Dế mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.
Rau cho dế ăn là loại rau sạch 100%, không được sử dụng các chất liên quan đến hóa học, chất kích thích. Trang trại cũng chỉ dùng phân bò, phân trâu để bón rau. Dế vốn là loài rất nhạy cảm nên chỉ cần rau không sạch một chút là chúng có thể chết hàng loạt.
Nhờ cho dế ăn rau, dịch bệnh được kiểm soát, chất lượng dế ngon hơn. Khi dế ăn cám, dế sẽ cần uống nước. Uống nước xong, dế bò vào cám làm cám ướt và dễ bị mốc. Khi cám bị mốc thì loài côn trùng này dễ bị tiêu chảy, ảnh hưởng đến năng suất.
Do đó, anh Kiên đã thay nước bằng rau. Dế dùng nước từ rau tươi, vừa hạn chế dịch bệnh, chất lượng thịt dế thơm ngon và tiết kiệm chi phí. Việc dùng cám và rau do chính trang trại trồng giúp giảm được khoảng 30% chi phí thức ăn.
Dế có vòng đời khá ngắn, chỉ khoảng hơn 30 ngày là có thể đem bán. Do đó, anh Kiên nuôi các con dùng dế làm thức ăn như tắc kè, bò cạp, cà cuống… để tận dụng nguồn dế thừa.
Mỗi tháng anh Kiên bán khoảng 4 tấn côn trùng mang lại thu nhập khoảng gần 100 triệu đồng. Mỗi năm, anh thu nhập khoảng 1 tỷ đồng từ nuôi côn trùng.
Rắn mối ăn dế, tận dụng nguồn sẵn có trong trang trại.
Bọ cạp cũng là nguồn thu lớn của anh Kiên.
Tắc kè hoa có trọng lượng gần 2 lạng, sau 6 tháng nuôi, có thể được bán với giá gần 500.000 đồng.
Xem thêm: mth.21240114120210202-man-iom-gnod-yt-nag-uht-us-taul-hna-al-hcac-oeht-ek-cat-ed-ioun/nv.ahos