vĐồng tin tức tài chính 365

Hộ nghèo mua bảo hiểm xã hội tự nguyện

2020-12-03 15:55

Mức đóng mua Bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất của một người thuộc hộ nghèo ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là 150.000 đồng/ tháng. Cứ thế, đóng đủ năm, đủ tuổi mình có chút lương hưu để sống, ít phiền hà đến con, cháu…" Chị Alăng Thị Đào thôn Axur xã Dang khoe tại một buổi tuyên truyền chính sách Bảo hiểm Xã hội tự nguyện ở huyện Tây Giang, Quảng Nam...

Hàng năm, ngày 17/10 (Ngày Quốc tế xóa nghèo) nhiều địa phương thường tổ chức những chương trình hưởng ứng tháng vì người nghèo "Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động. Một số huyện nghèo đã tổ chức tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo. Một trong những chính sách đó là giúp người nghèo hiểu những ưu đãi dành cho họ khi mua Bảo hiểm Xã hội tự nguyện.

NGÀY TIẾT KIỆM 5 NGÀN ĐỂ CÓ LƯƠNG HƯU

Tây Giang là huyện vùng sâu, vùng xa gồm 10 xã, trong đó 8 xã giáp với Lào. Dân số của huyện khoảng 18.520 người (năm 2018), trong đó người Cơ tu chiếm khoảng 92%, người kinh chiếm 6,17%, còn lại là người các dân tộc thiểu số khác. Theo số liệu báo cáo của huyện thì bình quân thu nhập đầu người ở đây còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, đa số người dân phát triển kinh tế dựa vào nương rẫy và sản xuất nông nghiệp là chính.

Tính đến cuối năm 2019, toàn huyện Tây Giang còn 1.932 hộ nghèo, tỷ lệ 38,07%, trong đó có 80 hộ nghèo thuộc chính sách người có công, tỷ lệ 4,14%; 09 hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, tỷ lệ 0,47%; 1.929 hộ nghèo là dân tộc thiểu số, tỷ lệ 99,84%; 91 hộ cận nghèo, tỷ lệ 1,79%. So với năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm 15,98%, bình quân giảm 1,6%/năm. Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo là 32,70%. Dự kiến là vậy, nhưng ông Bling Mia - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cũng lo âu cho biết, ước tính thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra cho toàn huyện trên các lĩnh vực vào cuối tháng 9/2020 là mất khoảng 173,4 tỷ đồng. Đây là con số ảnh hưởng đến kết quả xóa đói giảm nghèo của huyện trong cả năm.

Đến với xã Dang, một xã nghèo điển hình của huyện Tây Giang cũng như trong cả nước. Ông Hoih Danh, Chủ tịch xã cho biết thu nhập của người dân trong xã thuộc loại thấp của huyện, tính ra bình quân đầu người chỉ khoảng 12 triệu đồng /năm. Trong khi đó ở một vài xã khác trong huyện đã đạt mức bình quân thu nhập đầu người tới 23,5 triệu đồng/năm. Ông chủ tịch còn cho biết toàn xã có 445 hộ với khoảng 1.700 nhân khẩu, đời sống người dân tự cung tự cấp là chủ yếu.

Tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở xã nghèo để biết bằng cách nào họ có thể mua Bảo hiểm Xã hội tự nghuyện. Chị Alăng Thị Đào, cho biết mình chỉ cần đóng 150.000 đồng tháng để đóng Bảo hiểm Xã hội tự nguyện là về già có lương hưu? Chị tính năm nay chị 26 tuổi , vừa mới học xong trung cấp công nghệ thông tin nhưng chưa tìm được công việc gì phù hợp với nghề đã học nên ở nhà làm rẫy, nuôi heo. 

Ban đầu mình cũng không hiểu gì lắm về Bảo hiểm Xã hội tự nguyện tuy mình đã tham gia bảo hiểm y tế dành cho hộ nghèo. Cái bảo hiểm y tế được nhà nước hỗ trợ ưu đãi nên nhiều hộ nghèo ở xã tham gia và khi họ đau ốm, đi nằm viện cũng đỡ tiền mua thuốc nhiều lắm. Còn Bảo hiểm Xã hội tự nguyện thì mình mới được các anh, chị ở cán bộ Bảo hiểm Xã hội, Bưu điện huyện Tây Giang xuống tận thôn, bản hướng dẫn chỉ cách tính cho gần đây thôi.

Thế rồi chị giải thích tại sao lại chỉ cần tiết kiệm 5000 đồng ngày để đóng Bảo hiểm Xã hội tự nguyện. Đây là mức đóng thấp nhất dành cho Bảo hiểm Xã hội tự nguyện. Nó bằng 22% mức thu nhập bình quân/ tháng của một người thu nhập thuộc diện nghèo ở miền núi, tức khoảng 700.000 đồng / tháng. Đó mình tính ra tiền phải đóng 154.000 đồng/ tháng. Chưa kể hộ nghèo còn được Nhà nước hỗ trợ có trường hợp cao tới 30% mức đóng nữa. Nói về mức bản thân mình chọn, chị thấy mức đóng này là phù hợp với mình.

Chị còn nói không những được nhận lương hưu mà còn được trợ cấp mai táng khi chết tới hơn cả chục triệu đồng nữa. Mình năm nay 26 tuổi, mình đóng đủ 20 năm là mình mới có 46 tuổi vẫn chưa được nhận lương hưu nhưng mĩnh vẫn có thể đóng tiếp thêm 9 năm nữa cho đến khi đủ 55 tuổi mới được nhận lương hưu với mức hàng tháng cao hơn. 

Nếu mình muốn nhận mức cao nhất gần bằng mức đóng, tức là mức 700.000 đồng thì mình phải đóng 30 năm vì mình là nữ. Mức lương lúc này mình sẽ nhận chiếm tới 3 phần cái mức mình đóng. Rồi chị vẽ cái hình vuông chia làm 4 phần bằng nhau, chỉ khoanh ba phần mình được nhận khi nghỉ hưu. Chúng tôi tính ra cái phần khoanh của chị theo mức đóng và hỏi nghĩa là chị có thể nhận tới 525.000 đồng/ tháng. Chị bảo đúng, vì thế rất có lợi cho mình, mỗi năm mình nhận 6,3 triệu đồng tính ra mình nhận trong 10 năm là 63 triệu đồng lớn hơn số tiền mình đã nộp...

Với cách hiểu rồi tính toán rành rọt như thế đã giúp người nghèo tin tưởng để mua Bảo hiểm Xã hội tự nguyện.

KHÔNG SỢ MẤT TIỀN VÌ BIẾT CHỖ ĐÒI

Cũng như nhiều huyện nghèo khác, huyện Tây Giang cũng được hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ nhà ở, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về y tế, Bảo hiểm Xã hội tự nguyện, trợ giúp pháp lý… Từ năm 2009-2015, thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, tổng số nhà ở hỗ trợ cho các đối tượng từ các chương trình là 699 nhà, tổng kinh phí 14,6 tỷ đồng; từ năm 2016-2020, sử dụng 1,3 tỷ đồng hỗ trợ từ các Công ty, doanh nghiệp hỗ trợ hộ nghèo, hộ người có công làm nhà ở. Tất cả những chính sách đó đã tạo nên lòng tin đặc biệt đối với bà con người dân tộc với các chính sách của Đảng, Nhà nước.

Hỏi chuyện chị Bnước Vưới là cán bộ Chi hội phụ nữ thôn Alua, xã Dang, chị nói : "nhà mình nuôi hai cặp heo, một cặp bò, một cặp dê sinh sản. Mình còn trồng lúa, lên rẫy, trồng sắn, trồng hoa màu... tính ra thu nhập mỗi tháng khoảng có lẽ cũng được hơn 1 triệu đồng cho cả vợ và chồng kiếm ra từ măng, từ hạt nay, tre...Còn trồng lúa, sắn thì đủ ăn thôi chứ không có bán." 

Chị tin và tìm hiểu rất kỹ về câu chuyện Bảo hiểm Xã hội tự nguyện nên câu chuyện của chị chia sẻ, trao đối với các bà con rất hiệu quả. Chị phân tích chế độ được hưởng hàng tháng sau khi đến tuổi nghỉ hưu. Đó là quyền lợi của mình còn nếu mình đóng giữa chừng thì cũng không mất mà con, cháu mình vẫn được hưởng cái phần mình đã đóng.

Chị nói, điều bà con sợ nhất khi đóng nộp bảo hiểm xã hội tự nguyện là mất tiền. Tiền làm ra khó nên nộp là sợ mất không biết đòi ở đâu. Thế là mình cam đoan không sợ mất tiền vì mình biết đi xe máy lên huyện, lên bưu điện huyện mình hỏi, mình đòi...Thế là bà con không lo nữa.

Cả nhà chị đóng với số tiền là 181.000 đồng. Đây là số tiền chị đóng theo mức thu nhập bình quân là 1 triệu đồng, sau khi được trừ một khoản hỗ trợ từ Nhà nước.

Chị cũng bảo là mình hiểu rồi thì mình còn nói để chồng tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội như mình. Khi con lớn lên làm ra tiền mình cũng sẽ nói với chúng. Ông Alăng Chiếc - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Axur cũng nói thêm, "đúng bà con ở đây có tâm lý e ngại, sợ mất tiền cũng như quá trình nhận chế độ sau này lắm...". Làm cho bà con tin tưởng đây là chính sách của Nhà nước thực sự giúp cho bà bằng thực tế thì bà con mới yên tâm, tin tưởng tham gia. Đây là một điều khó khăn và phải mất công.

Với chính sách trợ giúp pháp lý, tổ chức tuyên truyền để tạo ra những "hạt giống" am hiểu như chị Alăng Thị Đào, chị Bnước Vưới chắc chắn họ sẽ là những người giúp bà con đến với Bảo hiểm Xã hội tự nguyện, đưa chính sách đến với bà con nghèo vùng sâu vùng xa nhanh nhất. Tuy vậy, huyện Tây Giang trong đợt bão, lũ cuối tháng 9/2020 đã làm trên 100ha diện tích cây trồng lâu năm và cây công nghiệp bị cuốn trôi, sạt lở hoàn toàn. Lũ cũng đã cuốn trôi khoảng hơn 400 trâu, bò, lợn... gần 4.000 con gia cầm các loại... gây thiệt hại về hoa màu, chăn nuôi ước khoảng hơn 10 tỷ đồng. Đó cũng thêm những khó khăn trong "tháng vì người nghèo".

Xem thêm: mth.35673244130210202-neyugn-ut-ioh-ax-meih-oab-aum-oehgn-oh/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hộ nghèo mua bảo hiểm xã hội tự nguyện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools