Ông Frederic Neumann, Kinh tế trưởng khối Nghiên cứu Kinh tế châu Á, Ngân hàng HSBC cho rằng, hầu hết các nền kinh tế vẫn chịu tác động rất lớn liên quan đến nhu cầu về hàng hóa được sản xuất trên toàn thế giới. Và đây là một trong những lý do chính giúp khu vực châu Á trong năm 2020 hoạt động tốt hơn rất nhiều so với nhiều thị trường khác.
Cuối cùng, vaccine cho đại dịch COVID-19 đang trong quá trình đưa vào sử dụng. Nếu không có những trục trặc về mặt kỹ thuật hoặc trở ngại nào về mặt phân phối, hàng trăm triệu người sẽ được tiêm ngừa trong những tháng tới. Điều đó sẽ khiến các hoạt động kinh tế được bình thường hóa nhanh chóng và đưa chúng ta thoát ra khỏi một cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng.
SẼ CÓ MỘT MÔ HÌNH PHỤC HỒI KINH TẾ KHÁC XA LỊCH SỬ?
Thật thú vị khi nghĩ đến việc sẽ chứng kiến các kịch bản phục hồi thông thường, theo đó, sản xuất tăng vọt đi trước thúc đẩy các hoạt động thương mại theo sau với nhiều nền kinh tế ở châu Á đang dẫn đầu đà tăng trưởng toàn cầu. Chắc chắn đó chính là mô hình hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nhiều lần suy thoái trước đây. Tuy nhiên lần này sẽ có một mô hình phục hồi thật khác xuất hiện trong năm 2021 với mảng dịch vụ sẽ dẫn dắt chứ không phải do sản xuất.
Và điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với các nước châu Á - nơi mà sản xuất thường đóng vai trò lớn hơn. Hơn nữa, chắc chắn sẽ có một vài 'đền đáp' cho hoạt động xuất khẩu rất kiên cường của các nước châu Á trong năm nay. Điều đó không có nghĩa là sự phục hồi của các nền kinh tế trong khu vực sẽ không thực sự tốt trong những quý tới. Ngay cả khi vaccine tiếp cận tới các nước châu Á muộn hơn so với các nước phương Tây thì những quốc gia này vẫn sẽ tạo nên sự khác biệt (đặc biệt là đối với du lịch). Tuy nhiên, sự phục hồi lần này chắc hẳn sẽ không 'rực rỡ' như những lần trước. Ngoài ra, còn một lý do khác là các ngân hàng trung ương châu Á đang được đánh giá sẽ phản ứng rất chậm trong năm 2021.
"Hãy bắt đầu mọi thứ với Hoa Kỳ với một số dữ liệu khá tin cậy và kịp thời về mô hình chi tiêu của người tiêu dùng trong năm nay. Điều này sẽ giúp chúng ta phác họa một quan điểm rộng hơn có thể áp dụng cho hầu hết các thị trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19" - ông Frederic Neumann nhấn mạnh.
Tăng trưởng chi tiêu của hộ gia đình được phân chia thành hai mảng dịch vụ và hàng hóa. Không có gì đáng ngạc nhiên, nhu cầu về dịch vụ - được đánh dấu bằng hình vuông xanh, mặc dù có sự phục hồi nhẹ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức của năm ngoái. Ngược lại, nhu cầu hàng hóa đã tăng vọt trong những tháng gần đây, và hiện cao hơn 7% mức của năm trước.
Sự khác biệt như vậy là rất bất thường: chẳng hạn như trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu hàng hóa đã giảm nhiều hơn (trong khi dịch vụ thậm chí không bao giờ giảm; hình vuông màu xanh dương).
Từ góc độ này cho thấy, sự phục hồi nhờ vào việc có vaccine trong năm tới có thể sẽ do nhu cầu về dịch vụ dẫn dắt, chứ không phải hàng hóa, như sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG VỚI CHÂU Á?
Ông Frederic Neumann cho rằng, hầu hết các nền kinh tế vẫn chịu tác động rất lớn liên quan đến nhu cầu về hàng hóa được sản xuất trên toàn thế giới. Và đây là một trong những lý do chính giúp khu vực châu Á trong năm 2020 hoạt động tốt hơn rất nhiều so với nhiều thị trường khác.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP trên toàn thế giới đều giảm nhưng sự chuyển dịch từ nhu cầu dịch vụ sang nhu cầu hàng hóa đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu từ nhiều nền kinh tế châu Á.
Tăng trưởng sản lượng xuất khẩu theo thời gian của các nền kinh tế tiên tiến và các nước châu Á mới nổi. Lưu ý đến việc giảm sản lượng xuất khẩu ban đầu của các nước châu Á hồi đầu năm nay (hình vuông màu xanh lá cây) nông hơn và ngắn hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính tòa cầu (hình vuông màu xanh dương).
Hơn nữa, xuất khẩu hiện đang tăng trở lại so với năm ngoái. Điều này phù hợp với sức mạnh tương ứng của nhu cầu hàng hóa được thể hiện trong biểu đồ Chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình Hoa Kỳ (% năm).
Tuy nhiên, không giống như hậu quả của thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi thương mại tăng vọt, việc chúng ta sẽ chứng kiến một mức tăng tương tự vào khoảng thời gian này thật sự không rõ ràng khi sự phục hồi vào năm 2021 sẽ do nhu cầu dịch vụ dẫn đắt, và hoạt động xuất khẩu sẽ giảm nhẹ hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu. Hoạt động xuất khẩu sản xuất của châu Á khó có thể được hưởng lợi nhiều như những đợt phục hồi trước đây.
VACCINE TẠO RA NÉT KHÁC BIỆT TRONG PHÁT TRIỂN
Tất nhiên, vaccine cũng sẽ tạo ra nét khác biệt cho sự phát triển của mỗi địa phương trên toàn khắp châu Á một khi chúng được phổ biến rộng khắp, các hạn chế về khoảng cách xã hội được nới lỏng, sự tự tin sẽ quay trở lại, và cuối cùng, biên giới được mở cửa cho việc đi lại.
Mở cửa biên giới đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, chẳng hạn như Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Việt Nam (mặc dù người ta cho rằng việc khôi phục du lịch xuyên biên giới đại trà sẽ cần nhiều thời gian hơn so với việc nối lại các dịch vụ địa phương).
Điều đó cho thấy, nhiều nền kinh tế châu Á vẫn còn khá thích thú với sản xuất. Biểu đồ cuối cùng của chúng tôi cho thấy sản xuất theo tỷ trọng GDP cho các thị trường riêng lẻ trong khu vực và trung bình của một thị trường phát triển và mới nổi toàn cầu.
Đài Loan, Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia là những quốc gia đặc biệt phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất, nhưng nhiều thị trường khác trong khu vực cũng tập trung vào lĩnh vực này nhiều hơn so với các thị trường mới nổi nói chung.
Tất nhiên, điều đó có thể giải thích tại sao châu Á đã thực hiện khá tốt trong năm nay, nhưng cũng có thể thấy khu vực này sẽ không có sự phục hồi mạnh mẽ hơn các khu vực khác trong năm tới.
Xem thêm: mth.69234016140210202-us-hcil-ax-cahk-et-hnik-ioh-cuhp-hnih-om-tom-oc-es/nv.ymonocenv