vĐồng tin tức tài chính 365

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM

2020-12-05 22:07

Dự án Phát triển giao thông xanh TP.HCM (gọi tắt là tuyến BRT số 1) được Thủ tướng phê duyệt ngày 19/11/2013 với tổng mức đầu tư gần 156 triệu USD sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB). Thời gian thực hiện dự án là 5 năm (từ 2014 đến 2019).

Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng, UBND TP.HCM đã phê duyệt dự án đầu tư với thời gian thực hiện từ năm 2015-2020, do thành phố phải hoàn thành công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và phù hợp theo tiến độ triển khai thực tế của dự án. Tuy nhiên, đến nay dự án đã chậm trễ vì gặp nhiều vướng mắc.

Trước đó, giữa tháng 11/2020, UBND TP.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư phát triển giao thông xanh TP.HCM sử dụng vốn vay ODA của WB.

Tại tờ trình, UBND TP.HCM kiến nghị giảm tổng mức đầu tư dự án từ 155,8 triệu USD thành 143,6 triệu USD. Trong đó vốn vay WB là 123,6 triệu USD và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 20,06 triệu USD. Đồng thời, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2014 - 2019 thành 2014 - 2023.

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án tuyến xe nhanh BRT số 1: Ảnh: Saigon BRT

Lý do điều chỉnh thời gian thực hiện dự án vì từ năm 2016 đến năm 2018 các cơ quan chức năng ở TP.HCM rà soát, đánh giá tính khả thi, hiệu quả ở dự án BRT nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện theo mục tiêu dự án; tiết kiệm về suất đầu tư, tổng mức đầu tư, chất lượng phục vụ, quản lý khai thác...

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm định của các bộ, ngành, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát triển giao thông xanh. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp các bộ ngành, nhà tài trợ và UBND thành phố để đẩy nhanh thủ tục điều chỉnh hiệp định tài trợ của dự án.

Ngày 23/11/2020, Chính phủ đã có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến BRT số 1, theo đó, điều chỉnh vốn và thời gian thực hiện dự án đến tháng 12/2023, đồng thời giao TP.HCM làm thủ tục điều chỉnh quyết định đầu tư dự án theo nội dung được duyệt.

Đến đầu tháng 12/2020, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh dự án và giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư.

Tuyến BRT số 1, có chiều dài 26km, chạy dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, qua địa bàn các quận 1, 2, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Điểm đầu tuyến tại vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân) và điểm cuối tại ga Rạch Chiếc (quận 2). Sau khi bến xe Miền Tây mới (huyện Bình Chánh) hoàn thành, lộ trình tuyến sẽ được nối dài đến bến xe này.

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 2.

Các trạm đón xe buýt trên tuyến BRT số 1 dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ. Ảnh phối cảnh: Saigon BRT

Tổng mức vốn đầu tư dự án sau điều chỉnh là gần 3.300 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới hơn 121,2 triệu USD (tương đương hơn 2.849 tỷ đồng) và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố hơn gần 423 tỷ đồng. Đồng thời, UBND TP.HCM cũng điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến năm 2023.

Trong giai đoạn đầu, tổng số lượng xe đầu tư là 42 chiếc sử dụng khí nén thiên nhiên - CNG (với kế hoạch vận hành năm đầu cần 39 chiếc, năm thứ 3 đầu tư thêm 3 chiếc), với sức chứa 60 - 72 hành khách.

Tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của TP.HCM chạy với tốc độ di chuyển 60km/giờ trên làn đường riêng được bố trí trên hai làn sát dải phân cách trung tâm. Dải phân cách bêtông sẽ được dùng để phân cách giữa làn BRT và làn xe khác. Dọc theo tuyến có 28 trạm dừng, 2 trạm trung chuyển (Hải Thượng Lãn Ông, Hàm Nghi), 1 nhà ga Rạch Chiếc và bãi hậu cần tại Thủ Thiêm rộng hơn 13.000 m2.

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 3.

Tổng số lượng xe buýt nhanh BRT đầu tư là 42 chiếc với sức chứa 60 - 72 hành khách. Ảnh phối cảnh: Saigon BRT

Bên cạnh đó, nhằm tăng khả năng tiếp cận của hành khách tới trạm BRT, 8 bãi đậu xe cá nhân sẽ được xây dựng tại các trạm. Đồng thời, TP sẽ xây dựng mới một số cầu bộ hành và cầu vượt kênh, cải tạo cầu bộ hành hiện hữu xung quanh trạm dừng,...

Theo UBND TP.HCM, xây dựng tuyến xe buýt chất lượng cao số 1 dọc hành lang Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, với tên thương hiệu là tuyến buýt xanh số 1, có đặc trưng kỹ thuật, chất lượng dịch vụ tương tự loại hình BRT light trên thế giới, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của loại hình giao thông thông minh như thẻ vé và kiểm soát vé thông minh, tiếp cận thông minh, nối kết thông minh, thông tin thông minh, vận hành và quản lý thông minh và tổ chức giao thông thông minh.

TP.HCM kỳ vọng sau khi tuyến BRT số 1 đi vào hoạt động sẽ giúp thời gian vận chuyển ngắn hơn, tiện nghi hơn và an toàn hơn. Từ đó, thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm mật độ lưu thông của các phương tiện giao thông cá nhân góp phần giảm ùn tắc.

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM hình thành 6 tuyến buýt nhanh, ngoài tuyến buýt BRT trên còn có 5 tuyến khác gồm tuyến đường Nguyễn Văn Linh - cầu Phú Mỹ (24km), Vành đai 2 (từ An Sương - bến xe miền Tây dài 19km), Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (từ Kha Vạn Cân đến công viên Hoàng Văn Thụ dài 14,5km), Thoại Ngọc Hầu - Vành đai trong (từ ngã tư Bốn Xã - Nguyễn Văn Linh dài 8,7km) và đường Quang Trung dài 8,5km.

Dưới dây là một số hình ảnh về tuyến đường Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ nơi sẽ triển khai Dự án Phát triển giao thông xanh TP.HCM (tuyến BRT số 1).

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 4.

 Tuyến xe buýt nhanh BRT số 1 sẽ được xây dựng dọc hành lang Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ từ nay đến năm 2023 với tổng mức đầu tư gần 3.300 tỷ đồng.

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 5.

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 6.

Tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ trước đây là đại lộ Đông Tây có tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, đây là một trong số những con đường được cho là hiện đại, đẹp bậc nhất TP.HCM. 
Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 7.

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 8.

Đại lộ Võ Văn Kiệt được đánh giá có nhiều thuận lợi trong việc bố trí làn đường riêng cho xe buýt nhanh hoạt động, bởi tuyến đường rộng, thông thoáng nên không gây ùn tắc giao thông. Chưa kể, hiện trên tuyến đường này đã được đầu tư các công trình tiện ích cho người dân như: Cầu bộ hành, cầu vượt kênh, các trạm dừng xe buýt có sẵn...
Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 9.

Trong khi đó, phía Đại lộ Mai Chí Thọ lại được đánh giá là gặp khó khăn trong việc di chuyển do thường xuyên xảy ra ùn tắc đặc biệt là đoạn từ Đồng Văn Cống đến nút giao Cát Lái dài gần 2 km do có nhiều xe container ra vào cảng Cát Lái.

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 10.

Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và cho xe buýt nhanh di chuyển thuận lợi, thời gian tới TP.HCM sẽ thực hiện mở rộng mỗi bên 1 làn xe vào dải phân cách trung tâm đặc biệt là đoạn từ Đồng Văn Cống đến nút giao Cát Lái và xây dựng mới các cầu bộ hành để phục vụ hành khách tiếp cận trạm dừng.

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 11.

Đồng thời, thành phố cũng sẽ xây dựng mới một số cầu bộ hành và cầu vượt kênh, cải tạo cầu bộ hành hiện hữu xung quanh trạm dừng,... nhằm tăng khả năng tiếp cận của hành khách tới trạm BRT. Sau này hành khách từ bên bờ kênh Bến Nghé - Tàu Hủ phía quận 4 và quận sẽ 8 dễ dàng qua cầu đi bộ để đến tuyến buýt nhanh BRT.

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 12.

Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 13.

Bên cạnh đó, các trạm buýt BRT cũng sẽ được bố trí nằm giữa dải phân cách trung tâm trên Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ và kết nối với cầu đi bộ tạo thuận lợi cho người dân di chuyển khi đi buýt BRT, cũng như sẽ không gây cản trở các phương tiện khác đang lưu thông trên đường.
Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM - Ảnh 14.

TP.HCM kỳ vọng sau khi tuyến BRT số 1 đi vào hoạt động sẽ giúp thời gian vận chuyển ngắn hơn, tiện nghi hơn và an toàn hơn. Từ đó, thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm mật độ lưu thông của các phương tiện giao thông cá nhân góp phần giảm ùn tắc. Theo dự kiến, tuyến BRT số 1 sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2023.

Lý Tuấn

Nhà đầu tư

Xem thêm: nhc.48194547150210202-mchpt-iat-gnod-yt-0033-nag-aig-irt-trb-tyub-ex-neyut-mal-neit-uad-gnoud-noc/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Con đường đầu tiên làm tuyến xe buýt BRT trị giá gần 3.300 tỷ đồng tại TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools