vĐồng tin tức tài chính 365

Quẳng đắng cay đi mà sống

2020-12-06 06:50
Quẳng đắng cay đi mà sống - Ảnh 1.

Luôn giữ hình ảnh, kỷ niệm đẹp trong nhau thay cho những ký ức không vui - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trời cho đàn ông tính dễ quên, cho phụ nữ tính nhớ dai. "Sống chung" với càng nhiều lỗi lầm cũ của người bạn đời, chị em càng giận dữ và đớn đau, thành ra như là tự hành hạ mình. Đó là những chuyện dẫu sao cũng đã xảy ra và không thay đổi được, nên cần gói ghém và đặt chúng lại đâu đó trên những chặng đường đi qua.

Bà Trish Summerfield

Buồn vì vết đau cuộc tình của chồng, vợ đã qua đi nhưng cứ được gợi lại. Rồi cũng có khi vợ, chồng cứ nhớ mãi một lỗi lầm nào đó của nhau. Vậy làm gì để những đắng cay của ngày cũ không khuấy đảo cuộc hôn nhân hiện tại?

Quên nhưng vẫn... nhớ

Chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Ngọc có lần tiếp xúc một phụ nữ tuy mới 27 tuổi nhưng thoạt nhìn cứ ngỡ như ngoài 35. Chị, trước khi tiến tới hôn nhân với người chồng hiện tại, đã thật thà "kể hết" với anh về chuyện tình trước đó. Hồi đó, trong men say tình yêu, anh nói "chuyện qua rồi...!". Sống với nhau hơn bốn năm, lần nọ khi chị góp ý một tật xấu của chồng thì anh bất ngờ lôi chuyện cũ ra đay nghiến khiến chị sững sờ, nước mắt cứ vậy tuôn rơi.

Ở chiều ngược lại, chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy còn nhớ một thân chủ ngoài 40 tuổi nằng nặc đòi ly hôn vì vợ cứ "nhai lại" chuyện anh "ăn chả" hơn chục năm trước. "Chuyện đó đã chấm dứt, cô ấy cũng đã nói tha thứ nhưng... hổng phải vậy! Xem tivi, thấy trong phim có cảnh ngoại tình là cô ấy nhắc lại chuyện cũ". Chưa hết, nhiều lần anh còn cảm thấy chị trơ như khúc gỗ khi "gần gũi"...

Không chỉ chuyện "ăn phở", chị em còn nhớ nhiều "tội" khác mà có khi ông chồng đã quên béng từ bao giờ. Anh Q.Minh, kỹ sư cơ khí, kể có lần đi siêu thị được vợ giao giữ con nhưng do mải xem hàng nên anh để thằng bé chạy đâu mất khỏi tầm mắt. "Giờ mỗi lần nhớ lại tôi vẫn còn rùng mình với cảm giác điếng người sợ lạc mất con. Vậy mà cô ấy cứ nhắc đi nhắc lại chuyện này, ngay cả những lúc cả nhà đang vui vẻ hoặc trước mặt con", anh Minh nói.

Nhưng đáng sợ nhất là những sự cố xảy ra vào thời điểm đặc biệt. Khi vợ sinh con đầu lòng, anh H.Tâm (quận 4, TP.HCM) đã không ở lại đêm trong bệnh viện phụ sản vì lúc đó anh nghĩ rằng có mẹ vợ lo cho vợ là đủ an tâm rồi, còn mình cần lo làm việc tốt để kiếm tiền đảm bảo cuộc sống gia đình khi vợ nghỉ sinh. Anh kể, về sau này, cứ mỗi lần vợ chồng có bất đồng là chị lại lôi chuyện anh "bỏ rơi vợ con" rồi rưng rức khóc khiến anh càng thêm ân hận nhưng cũng "tức mình".

Gói ghém đắng cay

Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố trên tạp chí Psychological Science, các cặp vợ chồng biết cách giảng hòa tốt sau mỗi sự cố sẽ hài lòng với hôn nhân của mình hơn. Ngược lại, khi vợ, chồng vẫn để bụng những điều trong quá khứ thì cho dù vấn đề trực tiếp giữa họ được coi là đã giải quyết xong, người kia vẫn sẽ cảm thấy bất hạnh trong hôn nhân. Còn bà Trish Summerfield, chuyên gia chương trình Positive Thinking (Tư duy tích cực), cho rằng nạn nhân của những đắng cay ngày cũ không chỉ là vợ, chồng mà cả con cái họ cũng bị vạ lây.

Bà Trish nêu một thực tế: "Người ta hay quên những điều lẽ ra nên nhớ nhưng lại hay nhớ điều nên quên". Theo bà, sở dĩ người ta khó quên những lỗi lầm của người bạn đời không chỉ vì điều đó từng khiến ta đau đớn hay tức giận mà còn vì chuyện đó cứ được chính ta "tua đi tua lại" như là cách "nuôi lớn" những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Bà Trish cho rằng chính ta mới là người đau khổ nhiều nhất khi tự "tra tấn" tâm trí mình bằng những cảm xúc tiêu cực đó.

"Thực sự rất cần tha thứ nếu vẫn còn tình yêu với nhau" - bà Thúy nói và cho rằng những lỗi lầm trong quá khứ không thay đổi được nên chỉ còn cách chấp nhận và "gói ghém" chúng lại. Theo bà, hạnh phúc ở hiện tại mới là điều quan trọng nhất, nên đừng để cái bóng quá khứ phá hỏng hiện tại. "Lỗi lầm của người bạn đời đã làm bạn tổn thương một lần, đừng để nó làm tổn thương bạn lần thứ hai, thứ ba và nhiều lần nữa. Bạn sẽ luôn là nạn nhân cho đến khi bạn thực sự tha thứ", bà Thúy phân tích.

Theo bà Thúy, mỗi khi quá khứ đau buồn dội về, "người trong cuộc" cần dứt khoát gạt bỏ nó khỏi tâm trí bằng nhiều cách như tập yoga, thiền định, chơi thể thao, nghe nhạc thư giãn hoặc hăng say lao vào công việc còn dở dang. Bà Thúy cho rằng khi vợ chồng nảy sinh chuyện tranh cãi, hãy chỉ tập trung vào giải quyết đúng vấn đề chính chứ đừng mang quá khứ ra "nhai" lại, vì như thế chỉ làm bất đồng thêm trầm trọng hơn với những cảm xúc tiêu cực được thêm vào.

Còn theo bà Trish, mỗi người cần chịu trách nhiệm với hành động của chính mình: bạn đời chịu trách nhiệm cho lỗi lầm gây ra, còn ta chịu trách nhiệm cho cách ta phản ứng với chuyện đó. "Người ấy đúng là gây ra lỗi lầm, nhưng cảm xúc tiêu cực được sản sinh từ tâm trí của chính ta" - bà Trish phân tích rồi cho rằng khi ta biết chịu trách nhiệm về cảm xúc của chính mình thì ta sẽ chọn những cảm xúc tích cực. Từ đó ta có thể phản ứng lại sự việc bằng những hành vi tích cực. "Làm được vậy thì u buồn, cay đắng vì thế cũng khó có đất sống trong tâm trí", bà Trish nói.

Hôn nhân đâu phải muốn là đượcHôn nhân đâu phải muốn là được

TTO - Thành gia lập thất là một trong những quyết định quan trọng của đời người. Tuy nhiên, xu hướng sống độc thân hoặc kết hôn muộn, thậm chí kết hôn mà không muốn sinh con ngày càng được nhiều bạn trẻ chọn lựa.

Xem thêm: mth.7432020250210202-gnos-am-id-yac-gnad-gnauq/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quẳng đắng cay đi mà sống”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools