vĐồng tin tức tài chính 365

Học bổng Tiếp sức đến trường: Không thể dừng lại

2020-12-06 09:12
Học bổng Tiếp sức đến trường: Không thể dừng lại - Ảnh 1.

Ông Trần Việt Trường - chủ tịch UBND TP Cần Thơ - trao học bổng cho tân sinh viên - Ảnh: CHÍ QUỐC

Buổi lễ càng trở nên ấm áp hơn khi mọi người lắng lòng cảm nhận về câu chuyện vượt khó đến trường của những tấm gương hiếu học.

Mẹ, con và đường đến trường

Lật đôi tay chai sần vì đường kim mũi chỉ, chị Đoàn Kim Hoa (P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho biết ngày hay tin con gái Huỳnh Thị Kiều Oanh đậu ngành quản trị kinh doanh Trường đại học Cần Thơ chị khó lòng ngủ được. Bởi với nghề may gia công túi xách, may ngày may đêm chị cũng chỉ kiếm hơn 3 triệu đồng/tháng.

"Số tiền đó tôi tằn tiện lắm mới đủ để lo hai bữa cơm cho ba mẹ con. Oanh đậu đại học tôi mừng nhưng rất lo. Oanh ham học, để con nghỉ cũng tội, nhưng cho con đến trường thì tôi không thể đủ sức", vừa bày tỏ chị Hoa vừa lau nước mắt.

Chồng mất, chị Hoa gồng mình làm thêm để nuôi con ăn học. "Ăn uống với tôi và Oanh sao cũng được. Còn tiền trường thì tôi xin được đóng nhiều lần". Mỗi lần đóng học phí, người mẹ xoay xở gửi trước nhà trường khoảng 30%, số còn lại chị ráng may thêm túi xách rồi đóng sau.

Thương mẹ, sau giờ học, Oanh cũng phụ việc cơm nước, may túi xách… để mưu sinh và nỗ lực học hành. Khi được mời lên giao lưu, cô sinh viên nắm chặt tay mẹ và hứa không xao nhãng chuyện học, cùng mẹ lao động để trang trải các khoản nợ nần và học phí những năm sắp tới. Người mẹ đã bật khóc khiến cả hội trường ai nấy đều xúc động.

Những câu chuyện về nghị lực

Có mặt sớm nhất trong lễ trao học bổng, em Trần Minh Hiếu, sinh viên ngành quản lý đất đai Trường đại học Nông lâm TP.HCM, nói 4h sáng em đã chuẩn bị đồ, theo xe đò từ Long An đến Cần Thơ. Sự chủ động đó có lẽ Hiếu đã quen vì em sớm sống tự lập một mình.

Em kể từ nhỏ ở với mẹ và ông bà. Ít lâu sau, mẹ đi bước nữa, ông bà mất nên em sống côi cút, tự kiếm việc để có tiền đi học. "Ai thuê mướn gì em cũng làm, từ chạy tiệc cưới đến phụ bán quán nước. Làm mỗi ngày em được 100.000 - 200.000 đồng. Ăn uống một gói mì cũng xong bữa vì phải dành tiền đóng học phí nữa", Hiếu trải lòng.

"Hôm nay, nhận được học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ, em vui lắm. Xin cảm ơn các nhà tài trợ đã yêu thương, tiếp thêm nghị lực cho em và các bạn. Em hứa sẽ học thật tốt để sau này có nghề nghiệp ổn định, san sẻ yêu thương lại cho những bạn kém may mắn như em bây giờ", Hiếu chia sẻ.

Ngồi trong hội trường, Phạm Thị Nhí (huyện Vị Thủy, Hậu Giang) thu hút mọi ánh nhìn khi trong vòng tay mẹ là bà Thị Ly. Ảnh hưởng chất độc da cam, Nhí sinh ra với thân hình khác lạ, chân tay cong queo, dễ gãy. Trở thành thiếu nữ nhưng Nhí bé tẹo, cân nặng không quá 30 ký. Người mẹ cho biết em bị bệnh xương thủy tinh nhưng rất ham học.

Gần 20 năm qua, bà Ly cùng chồng cật lực làm ruộng, làm cỏ thuê… tích cóp lắm cũng chỉ có 150.000 - 200.000 đồng/ngày để có tiền thuê xe ôm chở con đi học. 12 năm đèn sách, Nhí đã bước chân vào giảng đường Trường cao đẳng Cần Thơ.

Lo cho con, bà Ly gác hết việc đồng áng, theo con lên TP Cần Thơ. Hôm nào bà cũng bồng Nhí lên lớp, hết giờ thì bồng con về. Mọi sinh hoạt cá nhân của Nhí cũng một tay bà lo. "Chỉ cần con được học, vất vả cỡ nào tôi cũng ráng", bà Ly cố nén giọt nước mắt.

"Học bổng này quý lắm. 10 triệu đồng đủ để em đóng tiền học cả năm. Mẹ sẽ vơi bớt gánh nặng một chút, riêng em sẽ cố gắng đến cùng", Nhí bày tỏ. 

Đừng bỏ cuộc! Các bạn hãy xem khó khăn trước mắt như những chướng ngại vật, mỗi bạn như vận động viên điền kinh. Hãy cố gắng vượt qua chướng ngại vật đó để chạy về đích, thực hiện ước mơ của mình.

Ông LÊ XUÂN TRUNG (phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ)

Luôn bên cạnh tân sinh viên khó khăn

Ông Lê Xuân Trung, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cho biết lẽ ra chương trình đã diễn ra từ hai tháng trước, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và bão lũ nên phải hoãn tới hôm nay. "Chương trình ý nghĩa thế này thì không thể dừng lại. Ngoài trao học bổng cho các bạn, chúng tôi muốn gửi đến các bạn thông điệp sẽ luôn bên cạnh các bạn lúc khó khăn nhất", ông khẳng định.

Ông Trần Việt Trường, chủ tịch UBND TP Cần Thơ, bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt tới các nhà tài trợ, bởi theo ông, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, bản thân các doanh nghiệp cũng đã gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn đặt trách nhiệm xã hội lên trên hết, để tài trợ học bổng Tiếp sức đến trường.

Ông Trường mong muốn qua lễ trao học bổng này, các bạn tân sinh viên sẽ tích cực phấn đấu, rèn luyện, trau dồi kiến thức để đạt thành tích cao trong học tập, đồng thời có những đóng góp hữu ích cho xã hội.

119 suất học bổng 119 suất học bổng 'Tiếp sức đến trường' đến tay tân sinh viên ĐBSCL

TTO - 'Chương trình ý nghĩa thế này thì không thể dừng lại', ông Lê Xuân Trung, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, đã khẳng định như vậy trong buổi trao 119 suất học bổng cho tân sinh viên 11 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL sáng 5-12.

Xem thêm: mth.68942458150210202-ial-gnud-eht-gnohk-gnourt-ned-cus-peit-gnob-coh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Học bổng Tiếp sức đến trường: Không thể dừng lại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools