vĐồng tin tức tài chính 365

Grab tăng giá cước để tăng thu nhập cho đối tác, bù thuế VAT

2020-12-07 20:21

Liên quan đến việc điều chỉnh giá cước, chiều ngày 7-12, đại diện Grab Việt Nam khẳng định đang tuân thủ chặt chẽ Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản liên quan.

Cụ thể ở đây là Nghị định 126/2020 về quản lý thuế (có hiệu lực từ ngày 5-12-2020) Grab đã thực hiện.

Theo đó, thuế thuế giá trị gia tăng (VAT 10%) được áp dụng cho toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải, bao gồm cả phần doanh thu vận tải của đối tác tài xế.

Grab tăng giá cước để tăng thu nhập cho đối tác, bù thuế VAT - ảnh 1
Grab đang làm việc với cơ quan thuế để xin hướng dẫn thực hiện nghị định, nhưng chưa nhận được phản hồi. Ảnh: T.TRANG

Nhằm mục đích tuân thủ quy định này, Grab đã cân nhắc cẩn trọng để đề xuất giá cước mới phù hợp, đồng thời tiến hành khấu trừ nghĩa vụ thuế VAT 10% từ cước phí chuyến xe mà người dùng hiện đang chi trả.

Phí sử dụng ứng dụng (chiết khấu) áp dụng cho đối tác tài xế vẫn được giữ nguyên không thay đổi.

Cũng theo nghị định 126, cá nhân hợp tác kinh doanh (trong trường hợp này là đối tác tài xế) không thuộc trường hợp trực tiếp khai thuế, nộp thuế, mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hộ, nộp hộ thuế cho đối tác tài xế.

“Vì vậy, việc Grab tiến hành khấu trừ khoản thuế phải nộp, kê khai, và nộp hộ cho các đối tác tài xế là tuân thủ quy định của nghị định 126. Toàn bộ phần thuế thu hộ đều được Grab nộp về Kho bạc Nhà nước và được cơ quan thuế xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế…”- Đại diện Grab khẳng định.

Trước và ngay sau khi nghị định 126 ban hành, Grab đã tích cực chủ động tham gia góp ý trình bày cụ thể về tác động của nghị định tới cơ quan quản lý thuế, đồng thời nhiều lần gửi văn bản xin hướng dẫn thực hiện nghị định. Tuy nhiên, tới nay Grab vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ các cơ quan này.

“Grab luôn trân trọng và lắng nghe các phản hồi từ người dùng và đối tác. Chúng tôi đang tích cực làm việc cùng các cơ quan chức năng để cân bằng quyền, lợi ích cho các bên có liên quan…”- đại diện Grab thông tin.

Trước đó, Grab điều chỉnh giá cước đối với các dịch vụ như GrabCar, GrabBike… Động thái trên được Grab đưa ra ngay sau khi Nghị định 126 có hiệu lực - thay đổi cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) với dịch vụ gọi xe công nghệ như Grab, Gojek...

Nếu trước đây, tài xế chỉ đóng 3% thuế VAT trên doanh thu thực nhận và doanh nghiệp đóng 10% thuế VAT trên phần chiết khấu thu về. Nhưng từ 5-12, các doanh nghiệp như Grab phải kê khai và nộp 10% thuế VAT trên tổng doanh thu mà khách hàng thanh toán cho mỗi chuyến xe. Theo đó, nếu giá cước và tỉ lệ chiết khấu không đổi, thu nhập thực nhận của các tài xế công nghệ sẽ bị giảm.

Theo tính toán của Grab, trong trường hợp không tăng giá cước cơ bản, thu nhập đối tác tài xế sẽ giảm khoảng 7% một năm. Sau khi điều chỉnh cước, thu nhập của tài xế sẽ chỉ giảm khoảng 1% mỗi năm. Đặc biệt, giá cước mới vẫn đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

    Quy định doanh nghiệp phải thu hộ, nộp hộ thuế cho đối tác tài xế

Điểm a và điểm c khoản 5 điều 7 trong Nghị định 126 quy định: “Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. ...

c) Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh.

Xem thêm: lmth.854459-tav-euht-ub-cat-iod-ohc-pahn-uht-gnat-ed-couc-aig-gnat-barg/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Grab tăng giá cước để tăng thu nhập cho đối tác, bù thuế VAT”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools