vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng cường thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc

2020-12-08 21:10

Việt Nam hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Trung Quốc trên toàn cầu, đứng đầu trong ASEAN (xuất khẩu đứng thứ 5 và nhập khẩu đứng thứ 9). Trong giai đoạn 2010 - 2019, thương mại song phương hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đã có bước phát triển quan trọng. 

Kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước tăng bình quân 17,6%/năm, đưa quy mô trao đổi từ 27,32 tỷ USD năm 2010 lên 116,93 tỷ USD năm 2019. Việc ký kết Hiệp định RCEP vừa qua sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước trong thời gian tới, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước.

Tăng cường thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc - Ảnh 1.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước tăng bình quân 17,6%/năm, đưa quy mô trao đổi từ 27,32 tỷ USD năm 2010 lên 116,93 tỷ USD năm 2019.

Trong lĩnh vực nông nghiệp hai bên đã ký 13 văn kiện nhằm thúc đẩy thương mại nông sản hai nước. Việt Nam và Trung Quốc có sự bổ trợ chặt chẽ cho nhau. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm như thực phẩm, cây công nghiệp, rau quả nhiệt đới, thủy sản. 

Theo thống kê, giai đoạn 2010 - 2019, kim ngạch thương mại nông lâm thủy sản giữa 2 nước tăng trưởng bình quân 15%/năm, đạt 15,7 tỷ USD năm 2019. Trong bối cảnh khó khăn của dịch COVID-19, trong 10 tháng qua đầu năm 2020, kim ngạch thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc vẫn đạt 11,2 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 8,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,9 tỷ USD.

Tại buổi họp trực tuyến với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Nghê Nhạc Phong, Bộ trưởng NT&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao việc cá nhân ông Nghê Nhạc Phong và các đồng nghiệp đã tích cực hỗ trợ thúc đẩy ký trực tuyến Nghị định thư về xuất khẩu thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc; và chỉ đạo cấp kỹ thuật của hai bên tiến hành các biện pháp đánh giá, thẩm định trực tuyến hoặc qua video đối với sản phẩm tổ yến của Việt Nam.

"Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, Việt Nam rất mong nhận được sự hợp tác tích cực từ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc để ưu tiên phân luồng cho nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ. 

Tăng cường thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc - Ảnh 2.

Hiện nay, Trung Quốc đã tiếp tục mở cửa thị trường xuất khẩu cho 9 nhóm sản phẩm của Việt Nam (xoài, vải, nhãn, chôm chôm, dưa hấu, thanh long, mít, măng cụt, chuối, thạch đen).

Tại buổi họp, hai bên cũng thảo luận các vấn đề nhằm thúc đẩy thương mại nông sản hai nước, gồm:

-  Đối với các sản phẩm trồng trọt: Hiện nay, Trung Quốc đã tiếp tục mở cửa thị trường xuất khẩu cho 9 nhóm sản phẩm của Việt Nam (xoài, vải, nhãn, chôm chôm, dưa hấu, thanh long, mít, măng cụt, chuối, thạch đen). Gần đây, Việt Nam đã gửi hồ sơ hoàn chỉnh cho phía Trung Quốc để mở cửa thị trường sầu riêng và khoai lang. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét áp dụng linh hoạt hình thức kiểm tra trực tuyến hoặc qua Video như cách làm với tổ yến. Sau đó, đề nghị các phía Trung Quốc ưu tiên cấp phép thêm cho sản phẩm bưởi và chanh leo phía Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ.

- Đối với các sản phẩm chăn nuôi

+ Tổ yến: Phía trung Quốc đã đồng ý thực hiện kiểm tra hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng tổ yến của Việt Nam bằng hình thức trực tuyến. Ngay sau khi đánh giá trực tuyến trong tháng 12/2020, đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc đẩy nhanh các thủ tục tiếp theo như ký Nghị định thư, thống nhất Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, và cấp mã số cho doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện xuất khẩu.

+ Sản phẩm sữa: Các cơ quan chức năng Trung Quốc đã phối hợp tích cực trong việc cấp phép cho 5 nhà máy của Việt Nam xuất khẩu sữa vào Trung Quốc trong thời gian qua. Đề nghị phía Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ và ưu tiên xem xét cấp phép thêm một số nhà máy trong số 11 nhà máy đủ điều kiện xuất khẩu sữa sang Trung Quốc mà chúng tôi đã gửi hồ sơ.

+ Bột cá và dầu cá: Hiện có 14 doanh nghiệp sản xuất bột cá và dầu cá của Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận nhập khẩu. Trong thời gian tới, đề nghị phía Trung Quốc lưu ý gia hạn cho 14 doanh nghiệp này, và xem xét cấp phép thêm cho cho 9 doanh nghiệp đã gửi hồ sơ đăng ký. 

Tăng cường thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc - Ảnh 3.

Hiện nay, Trung Quốc đã công nhận 750 cơ sở chế biến thủy sản, 7 cơ sở bao gói cua, tôm hùm sống và 69 cơ sở nuôi; 128 loại sản phẩm thủy sản, 48 loài thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc.

- Đối với các sản phẩm thủy sản: Hiện nay, Trung Quốc đã công nhận 750 cơ sở chế biến thủy sản, 7 cơ sở bao gói cua, tôm hùm sống và 69 cơ sở nuôi; 128 loại sản phẩm thủy sản, 48 loài thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra, cũng đề nghị phía Trung Quốc xem xét bổ sung thêm 54 doanh nghiệp chế biến thủy sản, 5 cơ sở bao gói cua, tôm hùm và 5 sản phẩm (nghêu trắng đông lạnh, tôm sú ướp đá, tôm thẻ chân trắng ướp đá và sứa ướp muối và cá bống bớp sống) vào danh mục được phép xuất khẩu vào Trung Quốc. Đồng thời, các đơn vị kỹ thuật của hai bên tích cực phối hợp để thống nhất các tiêu chí kiểm soát dịch bệnh, sử dụng kháng sinh, chất phụ gia, chất bảo quản đối với thương mại thủy sản giữa 2 nước.

Vì vậy, đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc phối hợp với phía Việt Nam ưu tiên áp dụng hình thức trực tuyến trong đánh giá thực địa và ký kết văn bản để thúc đẩy mở cửa thị trường cho thương mại nông sản, thủy sản giữa hai nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Xem thêm: mth.91625006180210202-couq-gnurt-man-teiv-nas-gnon-iam-gnouht-gnouc-gnat/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng cường thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools