Sau 10 năm triển khai, chương trình 712 nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt do Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối triển khai đã tiếp cận được đến hàng chục nghìn doanh nghiệp sản xuất. Một trong các nội dung là việc áp dụng công cụ hạch toán chi phí dòng nguyên liệu, hay còn gọi là MFCA để tăng năng suất chất lượng sản phẩm.
Ông Trần Văn Vinh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN, cho biết: "Công cụ này giúp doanh nghiệp tiếp cận đến thị trường trong nước và quốc tế, qua đó có thể làm quen và làm việc với tất cả các đối tác liên quan theo chuẩn mực quốc tế đã được ban hành tại Việt Nam".
Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đang có quy mô vừa và nhỏ, do đó việc áp dụng công cụ hạch toán chi phí dòng nguyên liệu còn gặp khó khăn bởi các khâu thu thập thông tin, phân tích dữ liệu xác định các tổn thất nguyên liệu còn thiếu và yếu.
Ông Lê Minh Dưng, chuyên gia tư vấn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, nói: "Cần có sự phối hợp nhiều bộ phận kế toán, kho vật liệu để đánh giá dòng chảy nguyên liệu từ đầu vào cho đến khi ra sản phẩm".
Theo các chuyên gia, bên cạnh những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ thì chính các doanh nghiệp cũng cần chủ động nhận thức tầm quan trọng của công cụ hạch toán chi phí dòng nguyên liệu để có thể triển khai và duy trì lâu dài.
VTV.vn - Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam giai đoạn 2011-2019 tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong ASEAN.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.62594000090210202-gnoul-tahc-taus-gnan-gnat-oav-uad-naot-iab-iaig-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv