vĐồng tin tức tài chính 365

Grab đối thoại gì với tài xế Hà Nội?

2020-12-10 16:59

Sáng 10-12, tại Hà Nội, Grab tại Việt Nam có buổi đối thoại với tài xế GrabBike nhằm giải thích việc điều chỉnh tăng chiết khấu theo Nghị định 126/2020 của Chính phủ về quản lý thuế.

Thời gian đối thoại bắt đầu từ 10 giờ, nhưng trước đó hai tiếng Văn phòng Grab tại Hà Nội (tòa nhà Kim Ánh, 78 Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã kín người chờ đăng ký tham dự. Buổi đối thoại được phát trực tuyến, dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Grab Việt Nam.

Grab đối thoại gì với tài xế Hà Nội? - ảnh 1
Tài xế GrabBike tập trung tại buổi đối thoại. Ảnh: V.LONG

Mở đầu buổi đối thoại, các tài xế lần lượt đặt câu hỏi chất vấn đại diện Grab về việc tại sao doanh nghiệp nói thuế VAT đánh vào khách hàng, nhưng thực tế đối tác bị giảm thu nhập. “Tóm lại thuế 10% VAT áp dụng lên khách hàng, Grab hay đối tác tài xế”- anh Trần Đức Ân tài xế đặt câu hỏi.

Cũng theo tài xế Ân gần đây báo chí nói rất nhiều và rõ ràng về việc Grab áp thuế lên tài xế là chưa đúng quy định. Do đó anh muốn doanh nghiệp cần bóc tách ra, theo hướng đối tác vẫn chỉ chịu tối đa 20% chi phí sử dụng ứng dụng như trước đây, chứ không cộng gộp thêm phí VAT.

“Chúng tôi sẽ đồng thuận khi doanh nghiệp có phương pháp tính thuế VAT không làm ảnh hưởng đến thu nhập anh em như trước đây”- anh Ân nhấn mạnh.

Bổ sung thêm, tài xế Nguyễn Thành Luân khẳng định đây là nghề rất vất vả, nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, phải chạy xe hàng ngày ngoài đường để kiểm sống. Tuy nhiên, hiện nay nếu chạy 25 km được khách trả 119.000 đồng, nếu trừ các loại thuế, phí chỉ còn 86.000 đồng.

“Tuy nhiên, những chuyến xe này thường xuyên nội thành Hà Nội, nên chiều về không có khách. Với khoản tiền nhận được như trên tôi hỏi công ty có hợp lý không?”- anh Luân nêu câu hỏi.

Giải đáp các thắc mắc này, đại diện Grab khẳng định theo Nghị định 126/2020, Grab là đơn vị kê khai, thu hộ, nộp hộ thuế VAT tính trên toàn bộ doanh thu phát sinh từ hoạt động kinh doanh vận tải, bao gồm cả phần doanh thu chia sẻ của đối tác.

Thuế VAT là thuế áp dụng cho người dùng cuối và được gián thu qua việc khấu trừ trên ví của đối tác, và phần thuế này (do khách hàng đã chi trả) được nộp về cho ngân sách Nhà nước theo đúng quy định.

Ví dụ: Cuốc xe có giá trị 110.000 đồng, trong đó bao gồm 10.000 đồng thuế VAT. Phần doanh thu đối tác nhận được vẫn là 80%, tương đương 80.000 đồng. Phần khấu trừ thể hiện trên ví đối tác là 20.000 đồng (phí sử dụng ứng dụng) + 10.000 đồng (thuế VAT do người dùng trả, và phải được thu, nộp về cho ngân sách nhà nước) = 30.000 đồng, tương đương 27.273%

“Lần nữa, tôi xin được khẳng định phí sử dụng ứng dụng (chiết khấu) không thay đổi. Phần khấu trừ tăng thêm là thuế VAT do người dùng trả và cần phải nộp về cho ngân sách nhà nước…”- đại diện Grab nói.

Cạnh đó, Grab cũng cho biết quá trình triển khai đã cho thấy nhiều bất cập của Nghị định 126/2020 dẫn đến bức xúc của đối tác tài xế. Doanh nghiệp chân thành chia sẻ và lấy làm tiếc vì điều này.

Trên thực tế, Grab đã và đang không ngừng khẩn thiết kiến nghị các cơ quan chức năng có các giải đáp cụ thể nhưng đến nay vẫn chưa nhận được công văn hướng dẫn chính thức từ phía cơ quan thuế.

Do đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đấu tranh với mục tiêu hài hòa lợi ích ba bên (nhà nước, doanh nghiệp và đối tác). “Trường hợp nghị định có thay đổi, không thu 10% thuế VAT thì doanh nghiệp sẽ hoàn lại tiền…”- đại diện Grab cam kết.

Về việc cán bộ thuế phát biểu trên báo chí cho rằng thuế VAT do doanh nghiệp đóng, Grab khẳng định doanh nghiệp đang thu thuế hộ theo đúng quy định và các văn bản của cơ quan thuế gửi đến: “Chúng tôi không làm theo phát biểu của một cá nhân nào, bởi chúng tôi là doanh nghiệp lớn phải tuân thủ quy định pháp luật”- Grab nhấn mạnh.

Việc điều chỉnh giá cước cơ bản, Grab cho rằng đã được tính toán cẩn trọng để đảm bảo quyền lợi cho cả đối tác tài xế và hành khách, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, và quan trọng nhất là tuân thủ chặt chẽ quy định của cơ quan chức năng.

“Việc điều chỉnh cước phí có thể chưa làm hài lòng hết tất cả đối tác, nên doanh nghiệp vẫn đang theo dõi, tiếp nhận phản hồi để có thể có những điều chỉnh phù hợp hơn”- Grab khẳng định.

 Lý do đối tác Grab phản ứng 

Ngày 7-12, nhiều tài xế GrabBike tắt ứng dụng để phản đối mức khấu trừ mỗi chuyến xe vừa tăng từ 20% lên hơn 27,2%.

Grab sau đó giải thích việc tăng trên bao gồm phí sử dụng ứng dụng 20% (không đổi) và cộng với VAT. Động thái này được Grab đưa ra sau khi Nghị định 126 có hiệu lực - thay đổi cách tính VAT với dịch vụ gọi xe công nghệ.

Xem thêm: lmth.540559-ion-ah-ex-iat-iov-ig-iaoht-iod-barg/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Grab đối thoại gì với tài xế Hà Nội?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools