Chính vì thế theo các chuyên gia, để ứng biến với những vấn đề tương tự như vậy, các phát kiến đổi mới về công nghệ và khoa học sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội.
Dù vậy, bất kì sự đổi mới nào cũng bước đầu mang lại khó khăn cho các nhà quản lý. Bởi lẽ, sự cập nhật của luật hiện hành khó lòng đuổi kịp tốc độ của những phát kiến khoa học. Đặc biệt nếu sự đổi mới đó diễn ra trong ngành công nghiệp thuốc lá, vốn bị xem là ngành công nghiệp “kém thân thiện”, thì những tranh luận trái chiều càng có xu hướng sôi nổi hơn.
Ông Brett Taylor, Đại diện chi nhánh Philip Morris International (PMI) tại Việt Nam chia sẻ rằng vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước đang trở nên ngày một khó khăn hơn, với những thông tin sai lệch cũng như hoạch định quy định bị chi phối bởi ý thức hệ được định hướng từ truyền thông tại một số quốc gia…
Ông Brett Taylor, Đại diện chi nhánh Philip Morris International (PMI) tại Việt Nam
Mặc dù các sản phẩm giảm thiểu tác hại không phải hoàn toàn vô hại nhưng những sản phẩm này đến nay vẫn được các cơ quan y tế quốc gia tại Mỹ, Anh, Đức, Nhật… công nhận khả năng giảm thiểu tác hại hơn so với thuốc lá điếu. Thế nhưng, thay vì tranh luận trên cơ sở minh bạch, cởi mở, xây dựng… nhằm giúp các nhà sản xuất tìm cách hoàn thiện hơn sản phẩm của họ, thì những nỗ lực giảm thiểu tác hại của ngành công nghiệp thuốc lá lại ngay lập tức đối mặt với đề xuất cấm hoàn toàn mà chưa cân nhắc thấu đáo. Điều đáng nói và nghịch lý hơn là trong lúc đó, thuốc lá điếu, vốn được thừa nhận là sản phẩm thuốc lá độc hại nhất, vẫn là sản phẩm được kinh doanh hợp pháp (và có điều kiện) trên toàn cầu (kể cả Bhutan hồi tháng 8 vừa qua cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm thuốc lá, đưa vào danh mục mặt hàng thiết yếu để có chỗ cho dân mua, nhằm giảm nhu cầu buôn lậu mặt hàng này qua biên giới giáp Ấn Độ).
Chính Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã công nhận rằng, nicotin được cung cấp thông qua những sản phẩm khác nhau sẽ có vị trí khác nhau trên chuỗi nguy cơ từ thấp đến cao, trong đó sản phẩm cung cấp nicotin gây hại nhất chính là thuốc lá điếu đốt cháy.
Quan ngại trước những hệ lụy cấm với thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử, ông Clive Bates, Giám đốc Công ty tư vấn Counterfactual và cựu Giám đốc tổ chức Hành động về Hút thuốc và Sức khỏe (Vương quốc Anh) cho rằng, về cơ bản, việc ngăn cấm sẽ cản trở việc kiểm soát các sản phẩm thuốc lá không khói; miếng dán nicotin một cách phù hợp. Đơn giản vì chúng ta chỉ cấm chứ không thực sự khiến chúng biến mất hoàn toàn. Các sản phẩm này sẽ được mua bán thông qua đường dây tội phạm hay thị trường chợ đen, là những người hoàn toàn không quan tâm đến quy định của chính phủ hay lợi ích của người dùng.
FDA đã cho phép một loại thuốc lá làm nóng được công bố là “Sản phẩm Thuốc lá điều chỉnh nguy cơ - Giảm thiểu phơi nhiễm”
Còn theo ông Brett Taylor, xã hội chắc chắn sẽ có những hồ nghi liệu chúng ta sẽ có một tương lai không khói thật sự hay không. Chính vì thế sự cam kết của PMI đối với “Nỗ lực kiến tạo tương lai không khói thuốc” sẽ như là hành động thay cho câu trả lời. Ông cho biết, PMI đã có sự chuyển đổi những hoạt động kinh doanh, giá trị văn hóa cũng như phương thức làm việc trên toàn cầu để thực hiện cam kết đó. Đến nay, ngoài các cơ quan y tế như Anh và Đức, thì Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá làm nóng và cho phép sản phẩm này với công bố là “Sản phẩm Thuốc lá điều chỉnh nguy cơ - Giảm thiểu phơi nhiễm”.
Theo đó, FDA cho biết nếu người nghiện hút thuốc lá trưởng thành chuyển đổi sử dụng hoàn toàn sẽ giảm thiểu sự phơi nhiễm của cơ thể với các chất hóa học gây hại so với việc tiếp tục hút thuốc lá điếu đốt cháy. Đồng thời Giám đốc Trung tâm Sản phẩm Thuốc lá của FDA cho biết: “Hệ thống sở cứ đệ trình chứng minh rằng, việc kinh doanh các sản phẩm thuốc lá này với những thông tin được cho phép, có thể giúp những người hút thuốc lá trưởng thành chuyển đổi từ bỏ thuốc lá điếu đốt cháy, đồng thời giảm thiểu tỷ lệ phơi nhiễm [của cơ thể người] với các chất hóa học độc hại, nếu những người này chuyển đổi hoàn toàn”.
Việc chuyển từ thuốc lá điếu đốt cháy sang các sản phẩm thuốc lá làm nóng cũng đang trở thành xu hướng trên thế giới. Số liệu của PMI cho thấy, đã có tới hơn 16 triệu người trên thế giới đang dùng các sản phẩm làm nóng của họ với 61 thị trường, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia, Nga, Đức, Anh,… và 72% trong số đó đã cai hoàn toàn thuốc lá.
“Đây là một minh chứng điển hình để khẳng định vai trò quan trọng của Chính phủ và các cơ quan công quyền trong việc cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác về danh mục sản phẩm mới này. Chúng tôi tin tưởng rằng, sự phối hợp phù hợp giữa lãnh đạo chính phủ và sáng kiến thương mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ những nỗ lực giảm thiểu gánh nặng về sức khỏe do vấn nạn hút thuốc mang đến”, ông Brett chia sẻ. Đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, ông Brett cho rằng, mặc dù chúng không hoàn toàn vô hại, song đây đều là những phát kiến đổi mới giúp giải quyết những vấn đề sức khỏe cộng đồng liên quan đến việc hút thuốc trên phạm vi toàn cầu.