vĐồng tin tức tài chính 365

Đặt cược vào nghề Livestream sẽ phát triển như Trung Quốc, Shark Bình đang ủ mưu 'nuôi' Lý Giai Kỳ, Vi Á phiên bản Việt?

2020-12-12 07:57

Livestream sẽ trở thành một nghề trong tương lai?

Chia sẻ tại buổi ra mắt học viện livestream Next On, chủ tịch tập đoàn Nexttech Nguyễn Hòa Bình (shark Bình) cho biết quá trình tiến hóa của nội dung Internet trong tương lai sẽ hướng tới các nội dung, nền tảng video. Theo shark Bình, sự bùng nổ của công nghệ và nội dung hiện nay tỷ lệ thuận với độ lười của người dùng. Điều này thể hiện rõ qua lịch sử phát triển từ Yahoo!360 (Blog, Forum) sang Facebook (nội dung ngắn), Twitter (nội dung ngắn hơn nữa) đến Youtube (Video), TikTok (video ngắn) cho tới manh nha các nền tảng video livestream hiện nay.

Đặt cược vào nghề Livestream sẽ phát triển như Trung Quốc, Shark Bình đang ủ mưu nuôi Lý Giai Kỳ, Vi Á phiên bản Việt? - Ảnh 1.

Dẫn chứng số liệu nghiên cứu tại Mỹ, shark Bình cho video sẽ là tương lai của nội dung Internet khi 80% dân Mỹ xem Livestream hàng tuần trong năm 2018, 48% từng phát Livestream, 44% cho rằng họ ít xem TV đi. Khán giả có xu hướng chia sẻ nội dung video nhiều hơn 39%. 48% người dùng đã từng chia sẻ video về nhãn hàng trên mạng xã hội. Quảng cáo video thu tương tác cao hơn 30%, thời gian xem nhiều hơn 3 lần. Năm 2022, video sẽ chiếm 82% lưu lượng interet và 90% 5G.

Nắm được việc video sẽ trở thành xu hướng, hiện nay tại Trung Quốc đã hình thành nên ngành công nghiệp thương mại điện tử Live Commerce. Năm 2016, các nền tảng TMĐT và mạng xã hội video ngắn tại nước này ra mắt tính năng Livestream. Các mạng xã hội video ngắn này thử nghiệm mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, thanh toán điện tử. Đây là giai đoạn sơ khai của Live Commerce tại Trung Quốc.

Năm 2017, nhận thấy tiềm năng nhiều thành phần gia nhập giới streamer từ ngôi sao, KOL cho đến người bình thường. Sang năm 2018, thị trường Live Commerce bắt đầu bùng nổ khi các nền tảng TMĐT trợ giá để hỗ trợ sản xuất nội dung. Các nền tảng mạng xã hội xây dựng chuỗi cung ứng TMĐT riêng. Giai đoạn 2019-2020, sản lượng giao dịch bùng nổ, Livestream bán hàng phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc. Các streamer là quan chức, CEO, nông dân cho đến tỷ phú.

Đặt cược vào nghề Livestream sẽ phát triển như Trung Quốc, Shark Bình đang ủ mưu nuôi Lý Giai Kỳ, Vi Á phiên bản Việt? - Ảnh 2.

Chủ tịch tập đoàn Nexttech Nguyễn Hòa Bình.

Đặc biệt tính trong bối cảnh Covid-19, livestream trở thành cứu cánh cho nền kinh tế nước này. Dù đã là nền tảng Live Commerce số 1 tại Trung Quốc nhưng năm 2020, số nhà bán hàng Taobao Live tăng gần 300%, riêng trong tháng 2 tăng 720%. Tính đến cuối năm 2020, Trung Quốc sẽ có 524 triệu người (chiếm khoảng 40% dân số) sử dụng livestream. Thống kê của Taobao cho thấy gần 300 triệu người dùng Taobao xem livestream bán hàng mùa sales lễ độc thân vừa qua.

Những ông hoàng, bà hoàng Livestream

Hãng thương mại điện tử Trung Quốc JD và WeChat đã đồng thuận rằng livestream bán hàng đã trở thành kỹ năng quan trọng nhất trong kinh doanh. Kỹ năng bán hàng livestream là một năng lực trọng yếu mà các nhà bán TMĐT yêu cầu nhân viên phải đáp ứng. Tháng 5/2020, Bộ lao động Trung Quốc liệt kê Livestream trong danh sách 10 nghề nghiệp mới tại quốc gia này.

Theo ước tính của ông Phạm Liêm, nhà đông sáng lập nền tảng GoStream, ngành công nghiệp livestream tại Trung Quốc giá trị năm 2019 là 60 tỷ USD. Số liệu năm 2020 ước đạt khoảng 170 tỷ. Một streamer có tiếng tại Quảng Châu, Trung Quốc thu nhập bình quân tháng là 700 triệu đồng. So mức sống bình quân 10 triệu đồng tại địa phương này thì đây là mức thu nhập rất lớn.

Để livestream trở thành một ngành nghề chính thức tại Trung Quốc theo ông Liêm cần có 3 yếu tố:

1. Hàng hóa tốt, dồi dào, giá cả cạnh tranh đưa lên các nền tảng livestream.

2. Cần nhiều ngôi sao: Livestream bán hàng biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa giải trí và bán hàng. Một ngành công nghiệp chỉ xuất hiện khi có ngôi sao. Tại Trung Quốc đã xuất hiện các ngôi sao livestream như Lý Giai Kỳ, Vi Á.

    3. Nền tảng kỹ thuật để phục vụ hàng chục triệu người cùng lúc kèm theo đó là các phần mềm phát livestream.


Yếu tố ngôi sao livestream đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng của ngành này tại Trung Quốc. Một gương mặt có thể kể đến là "Ông hoàng son môi Trung Quốc" Lý Giai Kỳ. Anh vốn là chuyên gia trang điểm. Năm 2017, trong một chương trình phát sóng trực tuyến của Taobao, Lý Giai Kỳ thu hút hàng trăm nghìn người theo dõi, thậm chí trở thành người livestream hàng đầu của Taobao. 

Năm 2018, Lý Giai Kỳ có được kỷ lục mới về số lượng son bán được trong vòng 30 giây. Cùng năm đó, ngày 11/11, Lý Giai Kỳ và tỷ phú Jack Ma đã cùng nhau xuất hiện trong một livestream bán son. Trước "trận so kè", hầu hết khán giả đều nghĩ Jack Ma sẽ chiến thắng bởi vì khả năng ăn nói của ông đã được khẳng định nhiều lần trước đó. Tuy nhiên, cuối buổi livestream, Jack Ma đã bị Lý Giai Kỳ "đè bẹp" với tỉ số 10:1000, đây là một kết quả hết sức bất ngờ.

Đặt cược vào nghề Livestream sẽ phát triển như Trung Quốc, Shark Bình đang ủ mưu nuôi Lý Giai Kỳ, Vi Á phiên bản Việt? - Ảnh 3.

Lý Giai Kỳ thi bán son với Jack Ma.

"Tôi từng lọ mọ đi gặp từng khách hàng, dạy và sửa trang điểm hàng giờ để bán được 300 USD mỹ phẩm. Từ khi làm livestreamer tôi thường bán 300.000 USD mỗi giờ", Lý Giai Kỳ từng tiết lộ.

Công việc tiềm năng, thu nhập khủng, streamer bán hàng đang trở thành ngành mơ ước của nhiều người trẻ Trung Quốc. Tuy nhiên ở Việt Nam, streamer vẫn còn là công việc tự phát. Theo nhận định của shark Bình, các streamer Việt Nam thiếu chuyên nghiệp và thường mắc phải những lỗi cơ bản sau:

- Chiến lược: Tự phát, trào lưu, thiếu bài bản.

- Chuẩn bị: Sơ sài, tùy hứng.

- Tác phong: Luộm thuộm, khoe thân, thô tục, chiêu trò.

- Kỹ năng: Bí từ, nhiều khoảng lặng, ít tương tác, thiếu cam kết rõ ràng với khách hàng.

- Sản phẩm: Rẻ tiền, chất lượng kém.

- Công nghệ: Yếu, sơ sài.

Cùng với việc chưa có sự tham gia quản lý của cơ quan chức năng, chủ tịch tập đoàn Nexttech e ngại bán hàng livestream sẽ bị kẻ xấu lợi dụng và có khả năng "chết yểu" tại Việt Nam. Trước thực tế này dựa trên nền tảng 20 năm kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái TMĐT, tập đoàn NextTech và sự hợp tác với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ra đời học viện Live Stream Next On ra đời với sứ mệnh "nuôi dưỡng cộng đồng Live Streamer nhân văn". Theo đó Next On có mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm cho hàng trăm ngàn Live Streamer tại Việt Nam, đồng thời kết nối việc làm bán hàng Online tới hàng vạn doanh nghiệp trên toàn quốc đang sử dụng các dịch vụ chuyển đổi số của NextTech.

Học viện này sẽ trang bị cho học viên những kỹ năng cơ bản như: kế hoạch và lập kịch bản Live Stream, chuẩn bị diện mạo và thuyết trình trước ống kính, tương tác với khán giả và nghệ thuật chốt đơn, cơ bản về xây dựng nhân hiệu và tạo ảnh hưởng trên mạng. Ngoài ra họ còn được học các vấn đề kỹ thuật như: lựa chọn hàng hóa, thiết lập và vận hành phòng Live Stream, chốt đơn - xử lý và hoàn tất đơn hàng, quảng bá và thu hút khán giả cho phiên bán. Định hướng đào tạo của Next On là thực chiến nên sẽ đi tập trung vào kỹ năng, minh họa bằng các Case Study thành công từ thị trường Trung Quốc và Việt Nam; thực hành bằng các công cụ hỗ trợ TMĐT tiên tiến nhất hiện nay từ hệ sinh thái của tập đoàn NextTech và mạng lưới đối tác liên kết. 

Thảo Nguyên

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.92535156111210202-teiv-nab-neihp-a-iv-yk-iaig-yl-ioun-uum-u-gnad-hnib-krahs-couq-gnurt-uhn-neirt-tahp-es-maertsevil-ehgn-oav-couc-tad/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đặt cược vào nghề Livestream sẽ phát triển như Trung Quốc, Shark Bình đang ủ mưu 'nuôi' Lý Giai Kỳ, Vi Á phiên bản Việt?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools