vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ vọng từ FTA với Anh: sau thuế suất sẽ là làn sóng vốn

2020-12-12 09:41

Kỳ vọng từ FTA với Anh: sau thuế suất sẽ là làn sóng vốn

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) - Việt Nam dự kiến có thể tiết kiệm lên tới 114 triệu Bảng Anh tiền thuế xuất khẩu, còn với Vương quốc Anh, con số này là 36 triệu Bảng Anh, đi cùng đó là làn sóng đầu tư trực tiếp từ quốc gia đang theo đuổi chiến lược “Nước Anh toàn cầu”.

Lễ ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam-Vương quốc Anh. Ảnh: VGP/Phan Trang.

Sẽ ký hiệp định song phương

Ngày 11-12, Việt Nam và Vương quốc Anh (Anh) đã ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Anh – Việt Nam (UKVFTA), sau 6 phiên làm việc chính thức và nhiều phiên làm việc kỹ thuật. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, đây là bước quan trọng để 2 nước sớm đi đến ký kết chính thức Hiệp định này trong thời gian tới.

Sau khi Anh rời EU, các ưu đãi mang lại từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ không được áp dụng tại thị trường Anh. Do đó, việc ký kết một hiệp định thương mại song phương sẽ tạo điều kiện để mở cửa thị trường trên cơ sở kế thừa các kết quả đàm phán EVFTA, tránh gián đoạn các hoạt động thương mại bởi Brexit.

Theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Anh, khi FTA được áp dụng hoàn toàn, Việt Nam có thể tiết kiệm lên tới 114 triệu Bảng Anh tiền thuế xuất khẩu. Đối với Vương quốc Anh, con số này là 36 triệu Bảng Anh.

Có hiệu lực từ ngày 1-1-2021, 99% thuế xuất nhập khẩu sẽ được xóa bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan. Hai mặt hàng Anh quốc đứng đầu danh mục xuất khẩu sang Việt Nam là máy móc thiết bị và dụng cụ cơ khí, dược phẩm cũng nhận được ưu đãi thuế quan.

Các doanh nghiệp Anh quốc vẫn có thể tiếp cận với các ngành dịch vụ của Việt Nam như dịch vụ kiến trúc; về thương mại điện tử, hiệp định sẽ cấm thuế hải quan về truyền dẫn điện tử; về dịch vụ tài chính, các nhà đầu tư Anh sẽ vẫn có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phụ trợ.

HSBC, định chế tài chính đã hoạt động 150 năm tại thị trường Việt Nam, đánh giá hiệp định UKVFTA không chỉ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng sâu rộng hơn, mà còn tạo ra những cơ hội thú vị cho doanh nghiệp của cả hai nước trong thời gian tới.

Theo HSBC Việt Nam, lợi thế xuất khẩu chính của Việt Nam là các mặt hàng điện tử, giày dép, hàng may mặc, đồ gỗ, thủy hải sản và các sản phẩm khác hiện nước Anh đang có nhu cầu.

Ngược lại, UKVFTA sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Anh trong các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, bảo hiểm, giáo dục, tư vấn, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, dược phẩm và các ngành khác.

Riêng về lĩnh vực tài chính, HSBC Việt Nam đánh giá UKVFTA sẽ góp phần vào sự phát triển của mảng dịch vụ tài chính thông qua việc thúc đẩy chương trình chuyển đổi kỹ thuật số. Theo đó, việc mở cửa thị trường mới và mở rộng giao dịch xuyên biên giới được kỳ vọng sẽ làm tăng nguồn vốn và thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

“Chúng tôi cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài đến từ Anh, một quốc gia đang được ghi nhận là nhà đầu tư lớn thứ năm trên toàn cầu và hiện đang theo đuổi chiến lược 'Nước Anh toàn cầu'”, ông Tim Evans, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết.

Chiến lược “Nước Anh toàn cầu”

Trước khi tới Việt Nam, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liz Truss, Vương quốc Anh cũng đã ký một thỏa thuận thương mại tiếp nối tương tự với Singapore vào ngày 10-12. Cùng với hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, tổng số các hiệp định thương mại tự do mà Vương quốc Anh ký kết trong vòng chưa đầy hai năm qua lên tới 57, với tổng trị giá thương mại song phương lên đến 193 tỉ Bảng Anh.

“Điều này là chưa từng có tiền lệ”, thông cáo của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội có đoạn. Kỳ vọng của Chính phủ Anh đặt ra là đảm bảo duy trì thương mại tự do với các quốc gia, chiếm 80% giao dịch thương mại với Vương quốc Anh trong vòng ba năm tới.

Thoả thuận UKFTA cũng được phía Anh quốc đánh gia là một bước tiến quan trọng, trong bối cảnh nước Anh sẽ chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào đầu năm 2021. Nếu Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, hiệp định chiếm tới 13% GDP toàn cầu trong năm 2019 sẽ được nâng lên thành 16%.

Việt Nam được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ quy mô thị trường, câu chuyện tăng trưởng nhanh, môi trường chính trị ổn định, lực lượng lao động có tay nghề. Nhưng nổi trội hơn là nhờ chiến lược "mở cửa", Việt Nam cũng trở thành điểm đến có khả năng tiếp cận các thị trường quan trọng thông qua danh sách các hiệp định thương mại tự do quan trọng đã ký kết, trong đó bao gồm khu vực ASEAN, ASEAN+5, khu vực Thái Bình Dương, 11 nước CPTPP hay thị trường EU.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 6,6 tỉ đô vào năm 2019, trong đó xuất khẩu đạt 5,8 tỉ đô và nhập khẩu đạt 857 triệu đô.

Theo Tổng cục thống kê, Anh hiện đứng thứ 16 trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 4 tỉ đô la (tính đến tháng 9-2020), với 402 dự án và tổng số vốn đăng ký lũy kế là 3,6 tỉ đô la.

Việt Nam đã tăng tỷ trọng của mình trong thương mại hàng hoá của khu vực ASEAN với nước Anh từ 8,1% lên 14,4% trong giai đoạn 2010–2014 và sau đó lên tới 18,6% vào năm 2019.

Thương mại của Anh với ASEAN và Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đặc biệt, thương mại hàng hóa với Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ 9% mỗi năm trong giai đoạn 2014–2019.

 

Xem thêm: lmth.nov-gnos-nal-al-es-taus-euht-uas-hna-iov-atf-ut-gnov-yk/556113/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kỳ vọng từ FTA với Anh: sau thuế suất sẽ là làn sóng vốn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools