Phạm Quốc Đoàn (30 tuổi) từ Bình Dương lên theo học chương trình lớp 1 tại lớp của bà Thương
Bà là Hoàng Ngọc Thương, ngoài 80 tuổi.
Lớp học nằm trong chương trình phổ cập giáo dục của Trường THCS Độc Lập. Học sinh của bà có các hoàn cảnh đặc biệt khác nhau, có em chậm phát triển, có bé bán vé số ban ngày, có những trò đã ngoài 30 tuổi cũng đến để học chương trình lớp 1.
"Có hôm tôi bận việc nhờ cô khác dạy thay, sau giờ học có học trò đến tận nhà tìm gặp hỏi thăm cho bằng được. Cứ mỗi lần như thế tôi lại nghĩ sao mà mình bỏ lớp, bỏ trò được" - bà Thương chia sẻ.
Với tâm huyết dành cho việc trồng người và nỗi đau đáu về tương lai của các em nhỏ không có điều kiện học, bà đi vận động, ai cũng được, chỉ cần muốn học chữ bà đều nhận.
Với những học trò đặc biệt, bà Thương xác định việc dạy dỗ các em phải thật kiên nhẫn. Phải dựa vào tâm sinh lý của từng em để biết các em muốn gì, cần gì. Cũng vì thế bà luôn phải thay đổi hình thức tác động để thu hút sự chú ý của học trò.
Với bà Thương, học trò của mình như những vầng trăng khuyết và trách nhiệm của người lớn là phải làm cho các vầng trăng ấy đầy hơn, để các em bớt đi những thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa.
Bà Thương là em gái của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nên cũng có tâm hồn yêu văn chương như anh trai bà
Với chiếc xe đạp cũ, bà len lỏi khắp các con hẻm vận động những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đến trường
Em Mỹ Phương ngày đi bán vé số, tối lại đến lớp học của bà Thương
Dù đã 82 tuổi nhưng bà rất minh mẫn, tính cách mạnh mẽ pha chút hài hước của bà khiến ai nấy đều yêu quý
Khi đến lớp, bà luôn chuẩn bị những phần quà nhỏ để động viên tinh thần học trò của mình
TTO - Dù đã bước sang tuổi 72, hằng ngày “bà giáo” Nguyễn Thị Ba vẫn rong ruổi khắp các con phố ở TP Thủ Dầu Một, Bình Dương bán từng tờ vé số, chiều về lại ghé lớp tình thương ở phường Phú Cường giúp học sinh nghèo học chữ.
Xem thêm: mth.2473218031210202-teib-cad-hnis-coh-gnuhn-auc-oaig-ab/nv.ertiout