vĐồng tin tức tài chính 365

Những thương hiệu thời trang xa xỉ phá sản trong đại dịch

2020-12-14 09:39

Chắc hẳn không khó để nhận ra nhiều doanh nghiệp rất chật vật trong thời gian qua. Hàng loạt các thương hiệu xa xỉ đều nộp đơn xin phá sản sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đối với những công ty phụ thuộc vào các cửa hàng truyền thống, Covid-19 chính là một thách thức lớn.

Tất nhiên, nộp đơn phá sản và ngưng kinh doanh là hai điều hoàn toàn khác nhau và các công ty mong rằng họ sẽ có thêm thời gian để có thể phục hồi.

Dưới đây là một số thương hiệu xa xỉ lớn nhất bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch.

Brooks Brothers, thương hiệu may mặc cổ điển nhất của Mỹ dành cho nam giới, thông báo phá sản vào đầu tháng 7 vừa rồi. Trong suốt lịch sử 202 năm, thương hiệu là sự lựa chọn của các ngôi sao như Will Smith hay Andy Wahol, cung cấp trang phục cho hàng chục bộ phim và chương trình truyền hình hay các vị tổng thống, bao gồm cả Abraham Lincoln và Barack Obama.

Hiện tại, thương hiệu thuộc sở hữu bởi doanh nhân Italia Claudio Del Vecchio, con trai của tỷ phú ngành kính mắt Leonardo Del Vecchio. Việc kinh doanh của Brooks Brothers trước Covid-19 đã không được thuận lợi, bị ảnh hưởng bởi xu hướng ăn mặc ít trang trọng hơn và càng trở nên trầm trọng hơn dưới thời đại của sự cách ly và Zoom.

Thương hiệu bán lẻ Neiman Marcus, với lịch sử trong ngành kinh doanh 113 năm cũng phải gánh khoản nợ hàng tỷ USD trước khi nộp đơn phá sản. Công ty này sở hữu thương hiệu bán lẻ như Bergdorf Goodman và trang thương mại điện tử Mytheresa.

Tương tự, Lord & Taylor, chuỗi cửa hàng lâu đời nhất tại Mỹ với lịch sử hình thành từ năm 1826, đã đệ đơn phá sản vào tháng 8.

Sies Marian, thương hiệu yêu thích của Beyoncé và Jenifer Lopez, đóng cửa vào hồi tháng 6 sau 5 năm hoạt động. Thuộc sở hữu của nhà thiết kế Hà Lan Sander Lak, cựu Giám đốc thiết kế của Dries Van Noten, thương hiệu được biết đến với những trang phục mang màu sắc táo bạo.

Centric Brands Inc., nộp đơn phá sản vào tháng 5, sẽ tiếp tục hoạt động dưới sự quản lý của một công ty cổ phần tư nhân khác. Gần đây, Centric Brands mua lại Zac Posen, tạo ra các sản phẩm có giấy phép cho hơn 100 thương hiệu, bao gồm Tommy Hilfiger, Under Armour, Calvin Klein, Nautica, Kate Spade, Frye, Jessica Simpson, Timberland, Hervé Léger and Michael Kors.

Những thương hiệu thời trang xa xỉ phá sản trong đại dịch - Ảnh 1.

Cửa hàng của Lord & Taylor tại New York năm 2018. Ảnh: AFP/Getty Images

Tokyo’s Renown, sở hữu hai thương hiệu con là D’Urban and Arnold Palmer, đã bị thanh lý vào tháng 11. Công ty tiến hành thủ tục phá sản vào tháng 5, nhưng không thể xoay chuyển tình hình, tuyên bố khoản nợ ngân hàng 13,9 tỷ yên (133 triệu USD).

Phần lớn thuộc sở hữu bởi của Shandong Ruyi Trung Quốc, một công ty sở hữu cả Bally, Aquascutum và SMCP, đồng thời là nhà sản xuất dệt may lớn nhất Trung Quốc, Renown đã vật lộn trong thời gian dài do không thể đáp ứng nhu cầu về thương mại điện tử cũng như thị trường Trung Quốc, ghi nhận mức tổn thất doanh thu 6.7 tỷ yên (65 triệu USD) vào năm ngoái.

Hương Giang

NDH

Xem thêm: nhc.24371058041210202-hcid-iad-gnort-nas-ahp-ix-ax-gnart-ioht-ueih-gnouht-gnuhn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những thương hiệu thời trang xa xỉ phá sản trong đại dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools