vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng vốn ngân hàng và áp lực từ Nghị định 126

2020-12-14 15:52

Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có một quy định đáng chú ý là "công ty chứng khoán phải kê khai và khấu trừ tại nguồn phần thuế thu nhập cá nhân 5% đối với nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng". Nghị định ra đời đúng thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành, gây khó khăn cho hoạt động của hàng loạt doanh nghiệp, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế khá thấp và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng chỉ được chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Theo phân tích từ phía cơ quan quản lý thì việc xem thu nhập từ cổ tức bằng cổ phiếu là thu nhập từ đầu tư vốn và phải đóng thuế đã được quy định từ năm 2013. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải kê khai và tự nộp mức thuế 5% tính trên số cổ phiếu là cổ tức nhân với mệnh giá (10.000 đồng).

Nhưng thực tế, không nhiều nhà đầu tư kê khai khoản thu nhập này và nộp thuế theo quy định nên Nghị định 126 được xem là công cụ để cơ quan thuế giám sát và thu khoản này, đồng thời, nhà đầu tư cũng khó tránh né nộp thuế.

Chia cổ tức bằng cổ phiếu càng ngày càng được nhiều ngân hàng sử dụng. Nghiệp vụ này vừa giúp cổ đông vui nhưng cũng vừa giúp ngân hàng giữ lại được lợi nhuận để tăng vốn, đặc biệt trong bối cảnh cơ quan quản lý ngày càng gay gắt về tỷ lệ an toàn vốn.

Có thời điểm việc, việc buộc các ngân hàng quốc doanh (BIDV, Vietcombank, Vietinbank) chia cổ tức bằng tiền mặt thay vì chia cổ tức bằng cổ phiếu là vấn đề nóng, gây xôn xao cả nghị trường cần Quốc hội, sau đó mới có nghị quyết từ Chính phủ về phương án cho nhóm này chia cổ tức bằng cổ phiếu để hỗ trợ các ngân hàng tăng vốn.

Tăng vốn ngân hàng và áp lực từ Nghị định 126
Ảnh: Minh hoạ - Internet.

Việc được phép chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn thặng dư là nhằm tăng vốn điều lệ, nâng cao hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Thực tế, việc chấp nhận chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng là một cách để cổ đông thể hiện sự đồng hành cùng doanh nghiệp, đặc biệt khi dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các lĩnh vực kinh tế.

Trước những bối cảnh trên, Nghị định 126 gây ra nhiều tranh cãi trên thị trường, đặc biệt từ phía công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại.

Các chuyên gia đều đánh giá, với quy định mới, nhà đầu tư sẽ nhìn nhận công ty phát hành cổ phiếu bớt hấp dẫn. Việc đánh thuế sẽ khiến các doanh nghiệp có lợi nhuận thực và cần vốn, đặc biệt các ngân hàng thương mại gặp khó trong phương án chọn trả cổ tức bằng cổ phiếu để tái đầu tư phát triển.

Các hiệp hội cho rằng, đánh thuế với hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng chính là cản trở cơ chế huy động vốn hàng năm và thường xuyên của các doanh nghiệp. Các ngân hàng trong nước cũng sẽ gặp khó khăn khi đang cần giữ lại nhiều lợi nhuận sau thuế để xử lý nợ xấu và tăng vốn cải thiện tỷ lệ an toàn vốn.

Về bản chất, cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc thưởng bằng cổ phiếu) chính là nghiệp vụ chia tách cổ phiếu và không hề phát sinh bất kỳ dòng tiền mới nào giúp doanh nghiệp gia tăng nội lực của mình. Cổ đông vẫn hiểu rằng chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ không bị đánh thuế vì không phát sinh tài sản.

Tuy nhiên, theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Basico, Nghị định 126 không có gì mới, chỉ là thay đổi về kỹ thuật đánh thuế. Cụ thể, nếu trước đây chờ bao giờ nhà đầu tư có phát sinh mua - bán, phát sinh thu nhập thì mới đánh thuế. Thì nay, thuế sẽ được thu ngay ở thời điểm nhà đầu tư được chia cổ tức. Về nguyên lý thì vẫn vậy nhưng thời gian thu thuế có thay đổi.

Về mức giá cổ phiếu đánh thuế, theo ông Đức cho rằng, nếu là theo mệnh giá (10.000 đồng/cp) thì cũng là khá hợp lý. "Dù là cào bằng, có người lợi, có người thiệt nhưng ở mức chấp nhận được. Nó cũng giống như việc chúng ta thu thuế đất bấy lâu nay, đều theo khung giá và mọi người đều chấp nhận như vậy", ông Đức nói.

Theo kế hoạch chia cổ tức mà 3 ngân hàng thương mại nhà nước thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (gồm BIDV dự kiến chia cổ tức 7% tăng thêm vốn 5.329 tỷ đồng; Vietinbank chia cổ tức để tăng vốn 10.720 tỷ đồng và Vietcombank dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu 18% tăng thêm 6.675 tỷ đồng), nếu đánh thuế trực tiếp trên số cổ phiếu được chia theo mệnh giá thì ước tính cổ đông của 3 ngân hàng này sẽ phải chi ra khoảng 1.136 tỷ đồng để nộp thuế.

Theo đánh giá của giới phân tích, quy định tại Nghị định 126 có thể sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch chia cổ tức của các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng trong thời gian tới.

Xem thêm: lmth.2796791387061-621-hnid-ihgn-ut-cul-pa-av-gnah-nagn-nov-gnat/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng vốn ngân hàng và áp lực từ Nghị định 126”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools