vĐồng tin tức tài chính 365

Hướng tới Việt Nam số: Doanh nghiệp công nghệ số là chủ lực

2020-12-15 10:56
Hướng tới Việt Nam số: Doanh nghiệp công nghệ số là chủ lực - Ảnh 1.

Ông Ngô Diên Hy - tổng giám đốc Công ty CNTT thuộc Tập đoàn VNPT - phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: THANH HÀ

Chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia. Công nghệ số, dịch vụ số phải được phổ cập, kèm theo đó là dịch vụ an toàn, an ninh mạng giá thành rẻ, dễ sử dụng, tiện ích cho mọi người. Trong đó, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phải là lực lượng chủ lực...

Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng, tại Diễn đàn cấp cao công nghệ TT&TT Việt Nam năm 2020, diễn ra trong hai ngày 14 và 15-12.

Nên bắt đầu từ đâu?

Ông Trương Gia Bình - chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) - cho rằng:

"Tại Việt Nam quá trình chuyển đổi số mới ở những bước khởi đầu. Rất nhiều băn khoăn và câu hỏi được đặt ra như chuyển đổi số sẽ bắt đầu từ đâu, như thế nào, nguồn lực cần chuẩn bị và làm gì để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số?".

Trong khi đó, từ kinh nghiệm thực tiễn, ông Ngô Diên Hy - tổng giám đốc Công ty CNTT thuộc Tập đoàn VNPT - đánh giá dịch bệnh COVID-19 đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến chuyển đổi số.

"Làm việc từ xa ở quy mô lớn, an ninh mạng, thương mại và tiếp thị điện tử, tự động hóa quy trình là những giải pháp ưu tiên cao do COVID-19" - ông Hy chia sẻ.

Trên thực tế theo ông Ngô Diên Hy, với việc sớm nắm bắt nhu cầu về tiến trình chuyển đổi số trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, VNPT đã chủ động, tiên phong trong việc triển khai các ứng dụng phục vụ người dân như giải pháp E-learning cho trường học, ứng dụng vnEdu mobile app đứng top 1 Việt Nam.

Đáp ứng nhu cầu khám bệnh từ xa, VNPT đã tung ra giải pháp đăng ký khám bệnh và tư vấn sức khỏe từ xa vnCare hay các ứng dụng cho các dịch vụ tài chính - ngân hàng và doanh nghiệp làm việc từ xa, ký hợp đồng điện tử...

3 yếu tố thách thức nhất

Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng xác định được lộ trình chuyển đổi số một cách mạnh mẽ và thuận lợi như vậy.

Theo khảo sát của VINASA với trên 500 doanh nghiệp, tổ chức tham gia diễn đàn, các yếu tố thách thức nhất trong chuyển đổi số gồm: quyết tâm của lãnh đạo, chi phí, thời gian, nguồn lực và cách thức chuyển đổi số như thế nào thì phù hợp với tổ chức.

Ngoài ra, bảo mật an toàn thông tin là yếu tố thách thức có lựa chọn cao thứ tư trong khảo sát.

"Các tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số nên có đề án, phương án hoạt động, trong đó, ưu tiên những ứng dụng đem lại khách hàng, doanh thu mới hoặc cải thiện doanh thu, tối ưu chi phí hiện tại.

Bố trí nguồn kinh phí phù hợp, đầu tư cần tương xứng với giá trị mong muốn đem lại từ chuyển đổi số. Lựa chọn đồng hành với những doanh nghiệp có nền tảng sản phẩm, kinh nghiệm, nguồn nhân lực và có cam kết lâu dài để cùng phối hợp ngay từ khâu tư vấn đề xuất cho đến khâu triển khai hỗ trợ sau này" - ông Hy chia sẻ.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số.

Doanh nghiệp công nghệ lớn hãy tập trung phát triển hạ tầng và các nền tảng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động thì kết nối kinh doanh và đổi mới sáng tạo.

Có như vậy mới tạo ra hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ đa dạng, bền vững với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau".

Từ góc độ một doanh nghiệp công nghệ đang có những bước đi mạnh mẽ trong chuyển đổi số, ông Ngô Diên Hy cũng đề xuất:

"Để thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam, các bộ ngành, địa phương khẩn trương xây dựng lộ trình chuyển đổi số căn cứ trên định hướng của Chính phủ và của Bộ TT&TT. Các doanh nghiệp lớn phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình".

Dữ liệu mở chưa được quản lý hiệu quả

Ông Nguyễn Hùng Sơn - tổng giám đốc Công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI - cho rằng để chuyển đổi số thành công, cần quan tâm đến bốn yếu tố chính: nhận thức, nền tảng công nghệ, hạ tầng số dữ liệu và nhân lực.

Tuy nhiên từ thực tế triển khai số hóa, chuyển đổi số cho nhiều khách hàng là các bộ, ban ngành cũng như các tập đoàn lớn trong nước, FSI nhận thấy rằng dữ liệu mở - nguồn tài nguyên vô giá của mọi tổ chức - vẫn còn chưa được quản lý hiệu quả.

Sớm hoàn thiện các quy định về giao dịch điện tử

Đại diện nhiều doanh nghiệp, các chuyên gia cũng kiến nghị về việc hoàn thiện chính sách, hành lang pháp lý cho chuyển đổi số.

Chính phủ sớm hoàn thiện các quy định về giao dịch điện tử, định danh và xác thực điện tử để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp như: ban hành sớm nghị định và các thông tư hướng dẫn về định danh và xác thực điện tử, tháo gỡ các khó khăn cho việc cung cấp onetime CA để đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số của cá nhân trong giao dịch điện tử, sớm ban hành các quy định, hướng dẫn về hợp đồng điện tử, sớm có quy định và hướng dẫn về mobile money...

Chuyển đổi số quốc gia: Cần kết nối và chia sẻ nguồn lựcChuyển đổi số quốc gia: Cần kết nối và chia sẻ nguồn lực

TTO - 'Chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia. Công nghệ số, dịch vụ số phải được phổ cập, kèm theo đó là dịch vụ an toàn, an ninh mạng cũng phổ cập, nghĩa là giá thành rẻ, dễ sử dụng, tiện ích cho mọi người'.

Xem thêm: mth.20673329051210202-cul-uhc-al-os-ehgn-gnoc-peihgn-hnaod-os-man-teiv-iot-gnouh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hướng tới Việt Nam số: Doanh nghiệp công nghệ số là chủ lực”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools