vĐồng tin tức tài chính 365

1.000 tấn thạch đen đầu tiên bán chính ngạch sang Trung Quốc

2020-12-15 11:46

Ngày 14-12, lô thạch đen 1.000 tấn đầu tiên đã được Công ty TNHH sản xuất và đầu tư xuất khẩu Đức Qúy (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Ông Hà Văn Quý, Giám đốc Công ty Đức Quý, chia sẻ trước đây công ty chủ yếu xuất khẩu thạch đen sang Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan...

1.000 tấn thạch đen đầu tiên bán chính ngạch sang Trung Quốc  - ảnh 1
Giá thạch đen khô tại Lạng Sơn đã tăng gấp đôi, từ 20.000 đồng lên khoảng 40.000 đồng/kg. Ảnh: VĂN GIANG

Ngay sau khi có thông tin hai nước ký nghị định thư xuất khẩu thạch đen, công ty ông đã mang mẫu sản phẩm sang Trung Quốc để kiểm tra hóa nghiệm. Kết quả 100% đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và đối tác phía bạn đã ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng 1.000 tấn thạch đen.

"Hiện nay, công suất nhà máy chiết xuất tinh bột thạch đen Đức Quý đạt khoảng 2.000 tấn/năm. Tuy nhiên, với nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc lớn như hiện nay, chúng tôi lo ngại thời gian tới nguồn nguyên liệu sẽ trở nên khan hiếm" - ông Qúy chia sẻ.

Theo phản ánh của người dân địa phương, sau khi Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu thạch đen sang Trung Quốc, giá thạch đen khô tại Lạng Sơn đã tăng gấp đôi, từ 20.000 đồng lên khoảng 40.000 đồng/kg.

Bà Trần Thị Giang, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) cho biết hiện doanh nghiệp thu mua thạch nương với giá 47.000 đồng/kg, thạch ruộng 35.000 đồng/kg.

1.000 tấn thạch đen đầu tiên bán chính ngạch sang Trung Quốc  - ảnh 2
Ngày 14-12, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh dẫn đầu đoàn công tác đi thăm, kiểm tra tình hình sản xuất, chế biến và đóng gói thạch đen tại huyện Tràng Định (Lạng Sơn). Ảnh: VĂN GIANG

Rõ ràng, đây là cơ hội tốt mở ra thị trường đối với sản phẩm đặc trưng và có tiềm năng rất lớn của vùng miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh lưu ý, để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu thì người dân cần phải chuẩn hóa quy trình canh tác và tổ chức sản xuất, sản xuất phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà nhập khẩu.

Theo đó, việc triển khai xây dựng mã số vùng trồng thạch đen thực hiện theo chương trình ứng dụng Hệ thống tiêu chuẩn trong quản lý và cấp chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu (OTAS).

Cạnh đó, huyện Tràng Định nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung cần đầu tư thêm cơ sở hạ tầng giao thông để tạo điều kiện thuận tiện trong việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cũng cho biết, để xuất khẩu thạch đen sang thị trường Trung Quốc, trong quá trình canh tác người dân không được sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc hóa học, thay vào đó là tăng cường sử dụng các chế phẩn phân bón hữu cơ để diệt sâu hại.

Đồng thời cần bảo đảm kiểm soát chặt chẽ các dịch bệnh, đối tượng dịch hại theo Nghị định thư, nhất là các loại côn trùng, cỏ dại Trung Quốc đã yêu cầu phải kiểm tra giám sát và loại bỏ 100% ra khỏi sản phẩm.

Trong quá trình chế biến cũng không được lẫn các loại cỏ, đất, đặc biệt nếu lẫn đất mà cơ quan chức năng phía Trung Quốc phát hiện, thì lập tức họ sẽ hủy bỏ những bao nào vi phạm, đồng thời không cho phép mã sản phẩm đó được xuất khẩu sang Trung Quốc nữa.

 

Xem thêm: lmth.588559-couq-gnurt-gnas-hcagn-hnihc-nab-neit-uad-ned-hcaht-nat-0001/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“1.000 tấn thạch đen đầu tiên bán chính ngạch sang Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools