vĐồng tin tức tài chính 365

Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất?

2020-12-15 17:40

Luật sư tư vấn

Theo điều 317 Bộ luật Dân sự, thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Theo Điều 299 Bộ luật này, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý trong các trường hợp sau:

- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm (thường là nghĩa vụ trả nợ) mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

- Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.

Việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện thông qua các phương thức sau: Bán đấu giá tài sản; bên nhận bảo đảm (ngân hàng) tự bán tài sản; bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; phương thức khác.

Như vậy, pháp luật không cấm việc chỉ thế chấp quyền sở hữu nhà mà không thế chấp quyền sử dụng đất. Song do đặc thù, hai tài sản này gắn liền với nhau, không thể tách rời khi xử lý tài sản theo một trong các phương thức nói trên, nên trên thực tế không ngân hàng nào chỉ nhận thế chấp quyền sở hữu nhà mà không gắn với thế chấp quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên với nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp, ngân hàng vẫn có thể nhận thế chấp bởi các tài sản đó có thể tháo rời, di chuyển và thanh lý để thu hồi nợ.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội

Xem thêm: lmth.8816024-tad-pahc-eht-gnohk-gnuhn-ahn-pahc-eht/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools