vĐồng tin tức tài chính 365

Miền Tây đối diện áp lực tăng trưởng giảm

2020-12-15 22:08

Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam - VCCI và Đại học Fulbright vừa công bố "Báo cáo thường niên đầu tiên về kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long" cho thấy nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, đóng góp của vùng này vào GDP trong ba thập kỷ qua giảm mạnh. Vào năm 1990, GDP của TP HCM chỉ bằng 2/3 Đồng bằng sông Cửu Long, nay tỷ lệ đã đảo ngược. Tăng trưởng của vùng này cũng thấp hơn TP HCM và Đông Nam Độ do nhận sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tập trung vào nông nghiệp nên chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn.

Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn 3,9 triệu ha, gồm 13 tỉnh thành. Đây là vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam, góp 17,7% GDP của cả nước. Toàn vùng có hơn 55.000 doanh nghiệp hoạt động. Năm 2019, vùng này đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 60% lượng trái cây cả nước.

Sơ chế lúa ở Long Mỹ, Hậu Giang, ngày 13/3/2020. Ảnh: Nguyệt Nhi.

Sơ chế lúa ở Long Mỹ, Hậu Giang, ngày 13/3/2020. Ảnh: Nguyệt Nhi.

Tuy nhiên, hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là chất lượng tăng trưởng giảm sút, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, cấu trúc kinh tế chưa ổn định, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế trong khi di dân tăng. Ngoài ra, các yếu tố như biến đổi khí hậu, chất lượng hạ tầng logistics yếu kém...làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp vùng.

Nghiên cứu kết luận, hơn ba thập kỷ qua, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ mô hình kinh tế truyền thống tập trung vào sản xuất nông nghiệp thay vì kinh tế nông nghiệp; manh mún, phân mảnh thay vì liên kết thành chuỗi cung ứng...Do vậy, dù có thành công về giảm nghèo nhưng vẫn chưa thịnh vượng.

"Nếu mô hình này - bao gồm cả chính sách của nhà nước và tập quán của người dân và doanh nghiệp không thay đổi, thì tụt hậu là điều không thể tránh khỏi và sự tan rã của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là vấn đề thời gian", báo cáo viết.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, đánh giá số liệu đáng lưu ý của báo cáo trên là 13 tỉnh chiếm gần 20% dân số nhưng doanh nghiệp chỉ chiếm 8% của cả nước. "Lượng doanh nghiệp của vùng này tăng lên rất chậm và khó nhọc trong khi số di dân khoảng 1,3 triệu dân", bà nói.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ lý giải, việc có đến 1,3 triệu người di dân trong 10 năm qua xuất phát từ cơ sở hạ tầng kém phát triển, kiềm hãm thu hút vốn đầu tư vào sản xuất.

Theo ông này, hiện doanh nghiệp FDI vào Việt Nam có chưa đến 0,5 doanh nghiệp đặt tại Đồng bằng sông Cửu Long, quy mô lại rất bé, nên không có nhà máy, phân xưởng lớn đặt ở đây.

"Cũng chính hạ tầng kém nên không lôi kéo được các doanh nghiệp lớn trong nước đến. Các doanh nghiệp tại chỗ thì đã đến ngưỡng phát triển. Do vậy, việc làm không tăng mà lượng người vào độ tuổi lao động tăng nên dẫn đến di dân", ông nói.

Ban tổ chức Mekong Connect 2020 tại buổi họp báo chiều 15/12. Ảnh: Viễn Thông.

Ban tổ chức Mekong Connect 2020 tại buổi họp báo chiều 15/12. Ảnh: Viễn Thông.

Nhằm tìm thêm giải pháp và thảo luận hướng đi cho Đồng bằng sông Cửu Long, 4 tỉnh An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp cho biết sẽ tổ chức diễn đàn kinh tế "Mekong Connect 2020" với chủ đề "Đưa sản phẩm dịch vụ Đồng bằng sông Cửu Long vào chuỗi giá trị toàn cầu" vào ngày 21/12 tới tại Đồng Tháp. Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức tại tỉnh này và là lần thứ 5 Mekong Connect diễn ra.

"Bức tranh tổng thể của Đồng bằng sông Cửu Long tuột hậu rất nhiều so với 10 năm trước. Đó là vấn đề rất đáng suy ngẫm", ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nói tại buổi họp báo sự kiện hôm 15/12. "Không thể để cho Đồng bằng sông Cửu Long tuột hậu hơn nữa", ông nói thêm.

Theo ông Nghĩa, thời gian qua, chính phủ, các địa phương và chuyên gia rất quan tâm đến tương lai của khu vực này. Diễn đàn sẽ thúc đẩy thêm niềm tin biến mối nguy thành cơ hội, xem những khó khăn trước mắt như biến đổi khí hậu, hay đại dịch chỉ là những khó khăn mang tính chất tạm thời.

Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch tỉnh An Giang đề xuất, tại Mekong Connect 2020, 4 tỉnh nên thống nhất chọn những sản phẩm đặc thù thuộc chương trình: "Mỗi xã một sản phẩm" để tiến hành 4 điểm trưng bày quảng bá tại Phú Quốc (Kiên Giang), Giảng Võ (Hà Nội), Châu Đốc (An Giang) và tham khảo ý kiến các địa phương cho điểm còn lại tại Cần Thơ hoặc TP HCM.

"Chúng tôi cũng đã bàn để đưa sản phẩm lên các sàn Alibaba, Amazon, Shopee...và tiến vào các chuỗi như VinMart, Bách Hóa Xanh", ông Thư cho biết.

Bà Hạnh cho rằng, đưa sản phẩm, dịch vụ vào hệ thống chuỗi thương mại toàn cầu là rất khó, nhất là khi một vài nước châu Âu đang bắt đầu tiến hành phong tỏa lại vì dịch bệnh. Tuy nhiên, bà Hạnh và ông Thư cho rằng, thúc đẩy kênh thương mại điện tử có thể là một giải pháp.

Cũng theo ông Thư, đây là thời điểm tốt để chủ động đưa sản phẩm của các địa phương này lên thương mại điện tử vì các tỉnh đang có chương trình chuyển đổi số và các sàn lớn mong muốn mở rộng lượng nhà bán hàng. Tuy nhiên, ông lưu ý, để triển khai thành công cần sự chuẩn bị tốt về hạ tầng Internet, viễn thông và thanh khoản đủ mạnh.

Ông Phạm Thiện Nghĩa cho biết, đến khoảng 2025, hạ tầng giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long được chính phủ đầu tư sẽ được kết nối. Các tỉnh đã và đang chuẩn bị các nền tảng về nhân lực, chính sách và giải pháp liên kết.

Viễn Thông

Xem thêm: lmth.9866024-maig-gnourt-gnat-cul-pa-neid-iod-yat-neim/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Miền Tây đối diện áp lực tăng trưởng giảm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools