vĐồng tin tức tài chính 365

"Sức khỏe" FECON: Khoản phải thu ngày càng phình to vượt doanh thu

2020-12-16 08:34

Mặc dù doanh thu tăng trưởng đều đặn hàng năm, tỷ lệ nợ vay thấp nhưng điều khiến giới đầu tư lo ngại về cổ phiếu FCN của Công ty cổ phần FECON (HOSE) chính là các khoản phải thu ngắn hạn chồng chất.

Các khoản phải thu vượt quá doanh thu

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 mà FCN công bố, tại ngày 30.9.2020, tổng tài sản của FCN ghi nhận hơn 6.259 tỉ đồng; trong đó giá trị hàng tồn kho là 820,73 tỉ. Đáng chú ý, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của FCN, tới 57,2% tổng tài sản tại cuối quý III/2020.

Cụ thể, tại ngày 30.9.2020, các khoản phải thu ngắn hạn của FCN lên tới 3.583 tỉ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, FCN ghi nhận doanh thu 2.018 tỉ, tăng 11,8% và lãi ròng đạt 83,08 tỉ đồng, giảm 42,7% so với cùng kỳ 2019. Được biết, lợi nhuận FCN giảm chủ yếu do cùng kỳ ghi nhận lợi nhuận từ thoái vốn khỏi dự án Vĩnh Hảo 6.

Như vậy, tính đến hết quý III/2020, các khoản phải thu ngắn hạn của FCN đã lớn hơn doanh thu tới 1.565 tỉ đồng.

Tình trạng các khoản phải thu vượt doanh thu đã xảy ra tại FCN từ năm 2019.

Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất của FCN cho thấy đến ngày 31.12.2019, các khoản phải thu của công ty lên tới 3.363 tỉ đồng trong khi doanh thu đạt 3.091 tỉ đồng.

Lật lại báo cáo tài chính của FCN từ năm 2014 đến nay, có thể thấy trong hơn 6 năm qua, các khoản phải thu của công ty đã tăng lên 4 lần. Từ mức xấp xỉ 925 tỉ đồng (2014), 1070 tỉ (2015), 1.357 tỉ (2016), 2.014 tỉ (2017), 2.771 tỉ (2018), 3.363 tỉ (2019) đến 3.583 tỉ đồng tại ngày 30.9.2020.

Là một nhà thầu phụ chuyên sâu, FCN sau khi hoàn thành công việc sẽ được thanh toán thông qua trung gian là tổng thầu, chứ không trực tiếp từ chủ đầu tư. Điều này dẫn đến các khoản chi trả bị các tổng thầu chiếm dụng.

Dòng tiền kinh doanh âm triền miên

Các khoản phải thu ngày càng phình to là nguyên nhân chính khiến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FCN chìm trong cực âm trong gần 7 năm, bất chấp doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều đặn qua các năm.

Kể từ năm 2014, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FCN bắt đầu rơi vào trạng thái âm (-60,33 tỉ đồng). Kể từ 2014 - 2019, không năm nào FCN có dòng tiền kinh doanh dương.

Trong lúc đó, nhà thầu này chi hàng trăm tỉ mỗi năm đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng hoạt động.

Những năm dòng tiền kinh doanh của FCN bị thâm hụt nặng nhất là 2015 (-200,3 tỉ đồng); 2016 (-121,17 tỉ đồng) và 2018 (-157,2 tỉ đồng).

Kết thúc nửa đầu năm 2020, báo cáo tài chính hợp nhất của FCN cho thấy dòng tiền kinh doanh của công ty vẫn âm gần 100 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến quý III/2020, dòng tiền kinh doanh của FCN dương trở lại nhờ chiếm dụng được hơn 305 tỉ đồng các khoản phải trả.

Nói như chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, lợi nhuận và dòng tiền là 2 khâu hoàn toàn khác nhau. Lợi nhuận có thể rất cao nhưng có khi chỉ nằm trên sổ sách còn tiền trên thực tế thì không có. Fecon là một minh chứng cho trường hợp này.

Dòng tiền kinh doanh được ví như mạch máu nuôi sống doanh nghiệp.

Chính vì vậy, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, doanh nghiệp có dòng tiền âm nhiều năm như FCN nhiều khi chỉ cần 1 cú sốc thôi là đã "mất máu chết ngay rồi”.

Ông Hiếu giải thích thêm, doanh nghiệp rơi vào trạng thái dòng tiền âm không phá sản vì thua lỗ mà phá sản do mất tính thanh khoản, không có khả năng chi trả.

Xem thêm: odl.425268-uht-hnaod-touv-ot-hnihp-gnac-yagn-uht-iahp-naohk-nocef-eohk-cus/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Sức khỏe" FECON: Khoản phải thu ngày càng phình to vượt doanh thu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools