Nhân sự người Việt của Tập đoàn C.T Group vừa nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2020" (do tạp chí HR Asia bình chọn) - Ảnh: H.PHƯƠNG
Trang Entrepreneur (Hoa Kỳ) đã gợi ý ba câu hỏi chúng ta có thể đặt ra để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
Câu hỏi đầu tiên là "Chúng ta có đang tạo ra nhiều ảnh hưởng hoặc giá trị trong công việc đang làm?". Nói cách khác, chúng ta có đem lại tác động tích cực trong công việc, đồng nghiệp hay những cá nhân liên quan, xã hội… Chúng ta có tạo động lực hay truyền cảm hứng cho một ai đó hay không?
Thực tế đã chứng minh không ít công ty khởi nghiệp nhỏ ở Thung lũng Silicon (Mỹ) đã hút được nhiều nhân tài từ các "ông lớn" như Google, Amazon… về "đầu quân" cho họ, vì với những người tài thực sự thì việc tạo ra ảnh hưởng, giá trị lớn có ý nghĩa hơn hẳn so với các yếu tố như thu nhập cao, phúc lợi tốt…
Kế đó, điều chúng ta cần tự vấn là liệu công việc bản thân đang làm có giúp mình khác so với ngày hôm qua, kiến thức và cách tư duy có tiến triển? Việc có những tấm bằng đại học, thạc sĩ… khi bước vào đời không đồng nghĩa chúng ta đã có thể dừng việc học.
Hầu hết các kiến thức chúng ta được học từ nhà trường hoặc sách vở, các khóa học chỉ có thể ứng dụng trong một mốc thời gian cố định, chưa kể những xã hội, môi trường làm việc khác nhau sẽ có những đòi hỏi khác biệt về kiến thức, vốn sống.
Theo nhiều khảo sát, khả năng học tập trọn đời sẽ là một trong những điều tiên quyết giúp sự nghiệp của chúng ta phát triển bền vững và có thêm nhiều sự tự tin lẫn niềm vui trong công việc.
Cuối cùng, chúng ta hãy luôn nỗ lực tạo niềm vui trong công việc. Thực chất, điều này là không dễ làm vì đã gọi là công việc nghĩa là gánh theo đó trách nhiệm, nghĩa vụ và rất nhiều điều phức tạp khác.
Nhưng niềm vui đôi khi không phải điều gì quá cao xa, đó có thể là sự hạnh phúc khi thông qua một cuộc họp trực tuyến và được biết rằng đội ngũ của mình đã đạt được nhiều thành công vượt mức mong đợi…
Và yếu tố cuối cùng này cũng được cho rằng có liên quan mật thiết với hai yếu tố trên. Chúng ta khó thể cảm được niềm vui trọn vẹn nếu thấy hoài nghi về việc bản thân có đang thật sự tạo ra giá trị tích cực, có học được nhiều so với ngày hôm qua hay không?
Đại dịch mang đến nhiều rủi ro, nhưng nó đồng thời cũng là cơ hội giúp chúng ta "thử thách" bản thân, mạnh mẽ hơn với việc đổi mới bản thân cũng như soi lại những điều làm được và chưa được thời gian qua.
TTO - 2020 là một năm đầy sóng gió với bức tranh nhân sự nhiều mảng. Câu hỏi được đặt ra là liệu năm 2021 tình hình có khá hơn? Và lao động trẻ cần chuẩn bị, hoàn thiện những gì để có thể hạn chế tối đa những rủi ro nghề nghiệp?
Xem thêm: mth.40135439151210202-ceiv-gnoc-gnort-aihgn-y-ar-mit-nab-puig-ioh-uac-3/nv.ertiout