vĐồng tin tức tài chính 365

Đại sứ Israel tại Việt Nam: Chuyển đổi số trong nông nghiệp cũng như sản xuất điện thoại, công nghệ cần phải thân thiện

2020-12-16 14:55

Tại tọa đàm với chủ đề: "Làm thế nào để chuyển đổi số thành công, đem lại hiệu quả cho ngành nông nghiệp Việt Nam", khi được hỏi về sự khác biệt cơ bản nhất giữa nông nghiệp và các ngành khác trong chuyển đổi số, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số FPT, ông Nguyễn Trường Hiệp nhấn mạnh sự khác biệt lớn nhất đến từ việc áp dụng số đối với ngành nông nghiệp vẫn đang rất mới.

Cơ hội "vô tận" của chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam

Cụ thể, ông Hiệp cho biết: "Cả một ngành nông nghiệp Việt Nam có chuỗi giá trị rất dài, do vậy chúng ta có rất nhiều cơ hội để áp dụng công nghệ. Chúng ta vẫn chưa rõ làm sao để thương mại hoá, làm sao để phân phối, làm sao để vận chuyển kho bãi. Thậm chí, câu chuyện trải nghiệm người dùng cho sản phẩm nông nghiệp cũng là một câu chuyện rất mới. Mặc dù trên thế giới đã có nhiều rồi nhưng ở Việt Nam, đây là việc chưa quen thuộc".

"Do vậy, điểm khác biệt lớn nhất chúng ta có thể nhìn thấy được ở đây là không gian, cơ hội chuyển đổi số của ngành nông nghiệp có thể nói là gần như là vô tận", đại diện FPT chỉ rõ.

Bên cạnh đó, Chủ tịch VINASA, ông Trương Gia Bình nói thêm, ngành nông nghiệp hiện nay còn thiếu yếu tố "dự báo". "Do vậy dẫn đến tình trạng khi mua để cấp hàng thì giá rất đắt. Đến khi hết cấp hàng, giá lại xuống, không thể tối ưu hóa được. Việc chuyển đổi số để đánh giá từ sớm, để có thể ký kết hợp đồng với bà con là một bài toán rất lớn của nông nghiệp".

Tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Phạm S cũng chỉ ra một loạt vấn đề lớn trong chuyển đổi số nông nghiệp: "Chuyển đổi số nông nghiệp có 4 yếu tố khác hoàn toàn so với các lĩnh vực còn lại".

Vấn đề đầu tiên đó là đối tượng ứng dụng chuyển đổi số nông nghiệp hoàn toàn là sinh học, có rủi ro rất lớn. Nếu tất cả các khâu về công nghệ đều tốt, nhưng chỉ một khâu bảo vệ thực phẩm bị ảnh hưởng thì toàn bộ sẽ ảnh hưởng theo.

Vấn đề thứ hai là bởi vì ứng dụng số trong nông nghiệp sẽ trên phạm vi không gian, nên rất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Ví dụ như ở Lâm Đồng, 1 hecta nhà lưới ứng dụng công nghệ thông minh, khoảng 12 tỷ đồng chẳng hạn. Chỉ cần một cơn bão số 9 đi qua thì coi như người dân mất luôn 12 tỷ.

Vấn đề thứ ba quan trọng nữa vì ứng dụng chuyển đổi số, đối tượng phục vụ là hoàn toàn phục vụ về nguồn năng lượng đầu vào, nên chuyển đổi số phải hướng đến vấn đề an toàn.

Vấn đề thứ tư là chuyển đổi số trong nông nghiệp liên tục thay đổi, từ nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp siêu thông minh, đến nông nghiệp trí tuệ nhân tạo. Mấu chốt trong nông nghiệp số để mọi người ứng dụng: nâng cao nhận thức của người dân để tiếp cận chuyển đổi số.

"Tiếp cận càng nhanh thì ứng dụng càng nhanh. Ngược lại, tiếp cận càng chậm thì khả năng ứng dụng càng chậm. Do đó, vấn đề đặt ra trong thời gian tới đó là tiến hành đồng thời, đào tạo nguồn lực để quản lý, cả doanh nghiệp, cả nông dân. Chỉ có như thế mới đồng bộ được và cùng phát triển", ông S nêu rõ.

"Người dân không cần phải là chuyên gia công nghệ!"

Khi được hỏi rằng Việt Nam cần tăng cường cơ chế nào để áp dụng chuyển đổi số nông nghiệp, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam, ông Nadav Eshcar nhận định: "Bản thân công nghệ không phải vấn đề, bởi các nông dân không cần phải là chuyên gia để có thể sử dụng được công nghệ. Ví dụ tôi có điện thoại, tôi biết dùng các chức năng, nhưng bảo tôi là chuyên gia điện thoại thì đương nhiên là không phải".

"Nhà sản xuất điện thoại cần đưa ra các chức năng trong điện thoại thân thiện với người dùng. Tương tự, các giải pháp về nông nghiệp thông minh phải thân thiện với nông dân để giúp họ dễ hiểu, dễ áp dung", ông Nadav Eshcar cho hay.

Theo đó, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, một doanh nghiệp không thể nào thử nghiệm mô hình chuyển đổi số trên cả 63 tỉnh thành. Do vậy, Chính phủ, chính quyền địa phương cần quyết định xem công nghệ nào phù hợp với tỉnh đó, sau đó áp dụng các thử nghiệm nhỏ.

"Nếu đạt kết quả tốt, nông dân làng này thấy làng kia áp dụng công nghệ mới thành công thì rõ ràng các làng khác cũng sẵn sàng học công nghệ đó. Khi chúng ta áp dụng công nghệ, thành công ở một khu vực nhỏ sẽ có hiệu ứng lan truyền đến khu vực khác", Đại sứ Nadav kết luận.

Hà Trần

Nhịp sống kinh tế

Xem thêm: nhc.97782353161210202-nad-gnon-iov-neiht-naht-iahp-nac-ehgn-gnoc-iaoht-neid-taux-nas-uhn-gnuc-peihgn-gnon-gnort-os-iod-neyuhc-man-teiv-iat-learsi-us-iad/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đại sứ Israel tại Việt Nam: Chuyển đổi số trong nông nghiệp cũng như sản xuất điện thoại, công nghệ cần phải thân thiện ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools