vĐồng tin tức tài chính 365

Tàu thám hiểm Trung Quốc mang đá Mặt trăng trở về Trái đất

2020-12-17 09:55

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin tàu thám hiểm Trung Quốc đem mẫu đất đá thu thập từ Mặt trăng đã trở về Trái đất an toàn vào sáng sớm ngày 17-12 trong sứ mệnh thu thập mẫu thử từ Mặt trăng đầu tiên sau bốn thập niên.

Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết tàu thám hiểm Thường Nga 5 (Chang'e-5) cùng chiếc hộp mang các mẫu vật thu thập từ Mặt trăng đã hạ cánh ở một khu vực thuộc Khu tự trị Nội Mông, phía bắc Trung Quốc.

Người đứng đầu CNSA Zhang Kejian sau đó đã tuyên bố sứ mệnh thành công, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới lấy được các mẫu vật từ Mặt trăng, sau Mỹ và Nga vào năm 1960 và 1970.

Tàu thám hiểm Trung Quốc mang đá Mặt trăng trở về Trái đất - ảnh 1
Tàu thám hiểm Thường Nga 5 (Chang'e-5) của Trung Quốc. Ảnh: GOOGLE

Được đặt theo tên một nữ thần Mặt trăng trong thần thoại Trung Quốc, Thường Nga 5 đã hạ cánh thành công xuống Mặt trăng vào ngày 1-12.

Tàu thám hiểm Thường Nga 5 có nhiệm vụ khảo sát bề mặt Mặt trăng trong hai ngày và thu thập khoảng 2 kg mẫu đất đá trước khi quay trở về. 

Để thực hiện sứ mệnh này, tàu được trang bị camera để khảo sát bãi đáp và khu vực lấy mẫu, một máy đo phổ hồng ngoại để phát hiện thành phần vật chất của khu vực lấy mẫu và thiết bị thăm dò cấu trúc dưới bề mặt.

Thường Nga 5 có tổng cộng bốn phần, gồm một tàu quỹ đạo, một tàu đổ bộ mang theo các dụng cụ chuyên dụng để thu thập mẫu vật, một tàu lấy mẫu vật và một tàu chứa nhỏ để mang các mẫu vật thu được về trái đất an toàn.

Tàu thám hiểm Trung Quốc mang đá Mặt trăng trở về Trái đất - ảnh 2
Tàu thám hiểm Thường Nga 5 thu thập các mẫu đất đá trên Mặt trăng. Ảnh: AFP

Thường Nga 5 rời Mặt trăng hai ngày sau đó, đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc có một tàu vũ trụ cất cánh từ một thiên thể ngoài Trái đất, theo Tân Hoa Xã.

CNSA tiết lộ các mẫu vật thu thập sẽ được vận chuyển tới Bắc Kinh để một nhóm các chuyên gia tiến hành phân tích và nghiên cứu.

Các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng các mẫu vật thu thập được sẽ giúp họ tìm hiểu về nguồn gốc, sự hình thành và hoạt động của núi lửa trên bề mặt Mặt trăng.

Theo ông Pei Zhaoyu - Phó giám đốc Trung tâm Chương trình Khám phá không gian và Mặt trăng của CNSA - Trung Quốc cũng sẽ cung cấp một số mẫu thử cho các nhà khoa học ở các quốc gia khác.

Đây được xem như một trong những sứ mệnh đầy thách thức và phức tạp nhất trong lịch sử hàng không vũ trụ của Trung Quốc.

Tàu thám hiểm Trung Quốc mang đá Mặt trăng trở về Trái đất - ảnh 3
Tàu thám hiểm Thường Nga 5 đáp xuống Mặt trăng thành công vào ngày 1-12. Ảnh: CNSA

Chính quyền Bắc Kinh đã luôn nỗ lực tìm cách bắt kịp Washington và Moscow nhiều thập niên qua, đổ hàng tỉ USD vào các chương trình ngoài không gian để có thể sánh ngang với thành tích của các đối thủ. 

Trước đó, vào tháng 1-2019, một tàu thám hiểm của Trung Quốc đã hạ cánh ở phía xa Mặt trăng, làm tăng thêm khát vọng trở thành siêu cường không gian của chính quyền Bắc Kinh, Thông Tấn Xã đưa tin.

Sứ mệnh của Thường Nga 5 nằm trong số những mục tiêu đầy tham vọng của quốc gia này, bao gồm việc tạo ra tên lửa mạnh hơn Mỹ, một căn cứ trên Mặt trăng, một trạm vũ trụ có phi hành đoàn ngoài không gian và một tàu thám hiểm sao Hỏa.

Xem thêm: lmth.213659-tad-iart-ev-ort-gnart-tam-ad-gnam-couq-gnurt-meih-maht-uat/neik-us/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tàu thám hiểm Trung Quốc mang đá Mặt trăng trở về Trái đất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools