vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc: Cơn sốt livestream không chỉ dừng ở mảng bán hàng online, đến quỹ đầu tư cũng phải có mặt trên các nền tảng

2020-12-17 12:04

Cuộc đua livestream

Tại một cửa hàng trà sữa ở Thâm Quyến – nơi nổi tiếng với sự xuất hiện thường xuyên của các "influencer", nhà quản lý quỹ tương hỗ Deng Jingdong đang gắn chiếc mic vào cổ áo. Anh nhìn thẳng vào máy ảnh và bắt đầu livestream cho 400.000 người xem.

Để thu hút nhiều lượt thích và người theo dõi hơn, những phần quà tặng là tiền mặt và rượu Mao Đài Quý Châu đều "vụt sáng" trên màn hình, trong khi Deng chia sẻ về những sản phẩm của quỹ mới thuộc Invesco Great Wall Fund Management Co. Đây là một chi nhánh tại Trung Quốc của Ivesco Ltd. có trụ sở tại Mỹ.

Được livestream ngay trên ứng dụng Alipay, người xem có thể nhấp vào 1 biểu tượng dẫn đến nơi họ có thể trực tiếp trực tiếp mua tài sản của quỹ này. Quỹ mà Deng đang giới thiệu thực hiện các khoản đầu tư vào cổ phiếu ngành thực phẩm, đồ uống, du lịch và chăm sóc sức khỏe được niêm yết tại Trung Quốc. Nhóm này đang có xu hướng được hưởng lợi từ việc người tiêu dùng chi mạnh cho những sản phẩm đắt tiền hơn.

Đây chính là "không gian" hiện đại và đầy khốc liệt của ngành quỹ tương hỗ trị giá 18,3 nghìn tỷ CNY (2,8 nghìn tỷ USD) của Trung Quốc. Nơi này cũng chứng kiến mạng lưới phân phối quỹ truyền thống như ngân hàng cảm thấy bất ngờ trước những livestreamer cực kỳ sống động và hoạt ngôn.

Tại đây, những thương hiệu có tiếng như BlackRock và Vanguard lại không thể nắm bắt đầy đủ về xu hướng của nhóm đầu tư trẻ, ưa thích lĩnh vực công nghệ. Sự thay đổi này đã tăng tốc khi Covid-19 hoành hành, khiến nhiều người buộc phải ở trong nhà và thúc đẩy hoạt động mua sắm online.

Ken Kang – CEO tại Thâm Quyết của Invesco Great Wall, cho biết: "Mọi nhà quản lý tài sản đều đang tham gia vào cuộc đua. Hoạt động livestream thực sự là một hiện tượng mới nổi trong năm nay nhưng đã phát triển rất nhanh chóng."

Năm ngoái, Invesco Great Wall chủ yếu dựa vào văn bản và phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, trong năm nay, họ đã tập trung toàn lực vào hoạt động livestream, khi các nhà quản lý quỹ đã tổ chức hơn 90 đợt phát video trực tuyến.

Sự thay đổi của ngành quỹ tương hỗ Trung Quốc 

Đối với các công ty nước ngoài đang nỗ lực thâm nhập hoặc thành công tại thị trường Trung Quốc, thì đây có thể là một môi trường xa lạ hay thậm chí là kỳ lạ. Các quỹ được hỗ trợ bởi các công ty quốc tế đã huy động được 470 tỷ USD hầu hết từ nhà đầu tư nhỏ lẻ Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, hơn 100 đối thủ địa phương thu được 967 tỷ USD, theo dữ liệu từ Morningstar và Bloomberg. Trong số 10 quỹ lớn nhất đã huy động vốn, chỉ 2 quỹ được công ty nước ngoài hỗ trợ.

Trung Quốc: Cơn sốt livestream không chỉ dừng ở mảng bán hàng online, đến quỹ đầu tư cũng phải có mặt trên các nền tảng trực tuyến để huy động vốn - Ảnh 1.

Deng cùng đồng nghiệp đang chuẩn bị cho buổi livestream.

Yoon Ng – giám đốc cấp cao của Bradridge Financial Solutions, cho biết: "Sự hiện diện và tham gia vào hoạt động trực tuyến tại Trung Quốc là điều cực kỳ quan trọng. Đối với các công ty nước ngoài, để cạnh tranh trên thị trường, họ cần phải thay đổi rất nhanh nhạy."

Sự thay đổi diễn ra trong bối cảnh thế hệ am hiểu về công nghệ đã đạt đến độ tuổi mà họ có đủ tiền để đầu tư và tìm cách làm giàu. Các nền tảng trực tuyến đang đóng vai trò ngày càng lớn, đáng chú ý nhất là trong 5 năm qua sau khi các trang web phổ biến có được giấy phép kinh doanh quỹ để ra mắt quỹ tương hỗ.

Lu Haiyang – CEO của Hongtai Wealth, cho biết: "Trước đây, các công ty quản lý quỹ sẽ rất vui mừng nếu 1 quỹ mới thu về 2-3 tỷ CNY trong lần đầu ra mắt. Giờ đây, 1 nhà quản lý nổi tiếng có thể dễ dàng huy động hơn 10 tỷ CNY nếu các kênh phân phối trực tuyến."

Với 1,3 tỷ người dùng mobile internet, các nền tảng công nghệ của Trung Quốc đã làm gián đoạn ngành tài chính trong nước. Dẫn đầu bởi Ant Group và Tencent, một loạt các công ty mới nổi nhưng có sức ảnh hưởng lớn đã khai thác các lĩnh vực từ cho vay đến bảo hiểm, quản lý tài sản. Ví dụ, Ant đã bán dịch vụ quỹ tương hỗ cho hơn 500 triệu người và đang phân phối sản phẩm cho hơn 20 nhà quản lý tài sản. 

Dẫu vậy, thị trường này cũng đầy rẫy sự cạnh tranh. Các nền tảng khác bao gồm cả Bilibili niêm yết tại Nasdaq hay ByteDance, đều đang chạy đua để đẩy mạnh kênh phát trực tuyến về lĩnh vực tài chính, nhằm thu hút người xem tìm hiểu cách đầu tư. Theo đó, cuộc chạy đua tìm kiếm nhân tài cũng diễn ra.

Sẵn sàng chi tiền để "xem" danh mục đầu tư của chuyên gia 

Trong số những "influencer" lĩnh vực tài chính tại Trung Quốc, ít có ai giữ quan điểm trung thành được như Zheng Zhiyong. Là một nhà đầu tư vào quỹ kỳ cựu, ông quản lý các tài khoản cá nhân trên nhiều nền tảng với biệt danh "Wangjing Bogle" (lấy cảm hứng từ nhà sáng lập Vanguard). Làm việc tại trung tâm công nghệ Wangjing của Bắc Kinh, Zheng có gần 500.000 người theo dõi trên Alipay và hơn 200.000 trên Xueqie – trang web tương tự như Reddit nhưng chủ yếu thảo luận về đầu tư.

Gần 3.000 thành viên đóng phí 1.000 CNY (153 USD)/năm để có thể theo dõi chi tiêu lựa chọn đầu tư hàng ngày của ông Zheng. Zheng chọn các quỹ có chi phí thấp cho danh mục đầu tư của mình và mua trên các nền tảng trực tuyến – có phí đăng ký thấp hơn so với các kênh của ngân hàng. Zheng cho biết, việc này mang lại cho những người theo dõi của ông lợi thế về mức giá cả trong dài hạn so với các ngân hàng và nhà phân phối khác.

Trung Quốc: Cơn sốt livestream không chỉ dừng ở mảng bán hàng online, đến quỹ đầu tư cũng phải có mặt trên các nền tảng trực tuyến để huy động vốn - Ảnh 2.

Lượng vốn các quỹ tương hỗ tại Trung Quốc huy động được từ cuối tháng 8 (quỹ của Trung Quốc và quỹ được công ty nước ngoài hậu thuẫn).

Ngoài ra, Zheng cũng được trả tiền để tổ chức các buổi livestream. Ông được các nhà quản lý tài sản trả khoảng 20.000 CNY để đồng tổ chức với các giám đốc quản lý quỹ của họ. Theo quy định, Zheng không được phép đưa ra lời khuyên đầu tư, nhưng ông vẫn có một lượng lớn người theo dõi.

Sau 10 năm làm việc cho các công ty quản lý quỹ và chứng khoán, Zheng đã làm việc độc lập trên các nền tảng internet vào năm 2018 và nhanh chóng nổi tiếng. Ông đã lựa chọn đúng thời điểm, khi người dân Trung Quốc ngày càng giàu có và thế hệ trẻ rất muốn đầu tư, học hỏi từ các chuyên gia.

Dẫu vậy, nhiều nền tảng trực tuyến của Trung Quốc cũng sử dụng hệ thống robot trả lời tự động (bot) và người xem livestream hay bình luận thậm chí cũng chỉ là ảo. Trong 1 báo cáo nghiên cứu được công bố vào tháng 11, công ty chuyên thực hiện các khoản bán khống Muddy Waters đã cáo buộc nền tảng livestream Joyy đã dùng các bot để tạo ra giao dịch và người dùng giả mạo.

Trong khi đó, Deng và các đồng nghiệp của mình vẫn thay phiên nhau livestream trên Alipay gần như hàng tuần. Hiệu quả đầu tư của Deng – quản lý 5,5 tỷ CNY tài sản và quỹ hoạt động tốt nhất có khả năng sinh lời 31%, là yếu tố hiển nhiên giúp anh nhận được nhiều lượt theo dõi.

Deng chia sẻ trong buổi livestream: "Trung Quốc đang trải qua quá trình nâng cấp chi tiêu của người tiêu dùng và điều này diễn ra đặc biệt nhanh chóng ở các thành phố nhỏ và vùng nông thôn. Việc này đang tạo ra rất nhiều cơ hội đầu tư giữa các thương hiệu địa phương mới nổi của Trung Quốc."

Tham khảo Bloomberg

Xem thêm: nhc.10275950171210202-nov-gnod-yuh-ed-neyut-curt-gnat-nen-cac-nert-tam-oc-iahp-gnuc-ut-uad-yuq-ned-enilno-gnah-nab-gnam-o-gnud-ihc-gnohk-maertsevil-tos-noc-couq-gnurt/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc: Cơn sốt livestream không chỉ dừng ở mảng bán hàng online, đến quỹ đầu tư cũng phải có mặt trên các nền tảng ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools