vĐồng tin tức tài chính 365

Sự nghiệp thăng trầm của ông Diệp Dũng

2020-12-17 15:33

Sinh năm 1968 tại Kiên Giang, ông Diệp Dũng tốt nghiệp Đại học Y dược TP HCM nhưng không theo đuổi lĩnh vực này mà rẽ hướng sang kinh tế. Bảy năm đầu sự nghiệp, ông đảm nhiệm chức thư ký, trợ lý Phó tổng giám đốc rồi lên Chủ nhiệm dự án tại Công ty liên doanh Xây dựng và kinh doanh khu chế xuất Tân Thuận.

Ông cũng tham gia chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright với chuyên ngành "Kinh tế ứng dụng vào phân tích chính sách" trong thời gian này. Giai đoạn từ 1999 đến cuối năm 2002, ông tu nghiệp thạc sĩ ngành Tài chính doanh nghiệp tại trường Bentley College (Mỹ).

Đường thăng tiến của ông Dũng bắt đầu rộng mở sau khi về nước. Bước tiến đầu tiên là ông được bổ nhiệm làm Trưởng phòng kế hoạch, Phó ban quản trị điều hành khu công nghiệp Hiệp Phước (thuộc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận –Tân Thuận IPC). Một năm sau, ông ngồi vào ghế Phó tổng giám đốc thường trực Tân Thuận IPC kiêm Chủ tịch Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước và tại vị suốt 5 năm.

Ông Diệp Dũng. Ảnh: Pháp luật TP HCM.

Ông Diệp Dũng. Ảnh: Pháp luật TP HCM.

Tháng 3/2010 đánh dấu bước tiến quan trọng trong sự nghiệp của ông khi được điều động sang Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM (HFIC) để giữ chức Tổng giám đốc. Doanh nghiệp này được tổ chức theo mô hình tương tự Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC, khi đại diện cho TP HCM nắm vốn tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn.

Ngay khi nhậm chức, ông Dũng cũng trở thành người đại diện phần vốn của HFIC và được bầu vào Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển TP HCM - HDBank với tỷ lệ sở hữu xấp xỉ 9,6% vốn điều lệ. Hai năm sau, ông được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng này và kéo dài đến đầu năm 2016.

Ông Dũng được HDBank nhắc đến là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp lẫn tài chính – ngân hàng. "Ông đã góp phần đem lại các cơ hội và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sát cánh cùng ban điều hành vạch ra những bước đi cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất", báo cáo thường niên của ngân hàng viết.

Sự nghiệp chính trị của ông Dũng cũng có bước nhảy vọt trong thời gian đương nhiệm tại HFIC khi được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015.

Sau đó, ông được Thành ủy chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Saigon Co.op nhiệm kỳ 2015-2020 và giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tại đây từ cuối tháng 8/2015. Ông đồng thời giữ chức Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Saigon Co.op – công ty con do Saigon Co.op sở hữu 97% vốn điều lệ.

Trong giai đoạn ông Dũng điều hành, Saigon Co.op nhanh chóng bành trướng hoạt động bán lẻ, đầu tư, xuất nhập khẩu và sản xuất với 18 thương hiệu, công ty con. Bán lẻ mang về nguồn thu lớn nhất nhờ hệ thống "chân rết" hàng trăm siêu thị, đại siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi 24h thương hiệu Co.opmart, Co.opXtra, Co.opFood, Cheers... phủ khắp cả nước.

Saigon Co.op dẫn đầu thị phần kênh siêu thị với tỷ lệ 43%, gấp khoảng 4 lần so với doanh nghiệp đứng thứ hai. Nguồn tin của VnExpress cho biết, doanh thu thuần năm 2017 và 2018 của công ty mẹ Saigon Co.op lần lượt trên 17.600 tỷ đồng và 20.590 tỷ đồng. Năm ngoái, doanh thu nhảy lên 23.920 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối xấp xỉ 980 tỷ đồng.

Thời điểm này, Chủ tịch Saigon Co.op Diệp Dũng là cái tên đầy quyền lực trong giới tài chính, bán lẻ ở TP HCM.

Đến cuối tháng 8/2020, ông Dũng gửi đơn đến Thường trực Thành ủy bày tỏ 5 năm qua Saigon Co.op có kết quả sản xuất, kinh doanh và thực hiện vai trò bình ổn giá của thành phố tương đối tốt nhưng tự thấy bản thân "chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ ở trên giao", đặc biệt đối với việc tăng vốn điều lệ.

Ông cũng xin từ chức Chủ tịch sau một tháng bị Ban Thường vụ Thành ủy thành phố đình chỉ các vai trò Ban chấp hành, Ban thường vụ và Bí thư Đảng ủy tại Đảng bộ Saigon Co.op.

Việc từ chức được đưa ra sau khi Thanh tra TP HCM công bố kết luận có dấu hiệu huy động góp vốn trái pháp luật và thâu tóm ở lần bổ sung vốn điều lệ lên gần 6.800 tỷ đồng vào đầu năm 2020 tại Saigon Co.op, đồng thời đề nghị UBND thành phố chuyển hồ sơ sang công an để điều tra.

Theo Thanh tra thành phố, nghị quyết bất thường trước đó của Saigon Co.op quy định, phương án tăng vốn là huy động từ các thành viên. Tuy nhiên, những thành viên có lợi nhuận lớn lại không tham gia trong khi những hợp tác xã chỉ lãi vài chục triệu hoặc lỗ lại góp đến vài trăm tỷ đồng. Thanh tra cho rằng đây là điều bất thường, nếu không làm rõ nguồn vốn tăng lên thì Saigon Co.op sẽ bị chi phối bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài và không giữ được nguyên tắc tổ chức, hoạt động.

Sau khi rời đế chế bán lẻ, ông Dũng được điều động trở lại làm việc tại HFIC từ ngày 10/9. Công ty này tiếp tục chuyển ông sang Công ty Xổ số kiến thiết TP HCM sau đó hai tháng.

Tuy nhiên, thời gian làm việc tại đây mới hơn một tháng thì mọi chuyện đã rẽ sang một trang khác khi ông vừa bị Công an TP HCM khởi tố, bắt tạm giam sáng 16/12 với cáo buộc Lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Động thái được đưa ra sau 5 tháng Công an TP HCM điều tra các dấu hiệu sai phạm trong thời gian ông Dũng công tác tại Saigon Co.op.

Xem thêm: lmth.9877024-gnud-peid-gno-auc-mart-gnaht-peihgn-us/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sự nghiệp thăng trầm của ông Diệp Dũng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools