Với xuất phát điểm ban đầu là thỏa thuận thương mại giữa 4 nước khu vực Thái Bình Dương bao gồm Brunei, Chile, Singapore và New Zealand, TPP-11 đã trở thành một hiệp định mà quá nhiều nước đang chạy đua để tham gia. Chủ tịch TPP của năm tới, Nhật, sẽ trở thành nước có những nguyên tắc khắt khe nhất, theo nhận định của Nikkei.
Trước đây được biết đến với cái tên CPTPP, giờ đây là TPP-11, gần đây hiệp định đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trong đó có Anh. Anh đã thể hiện sự quan tâm với TPP-11 từ năm sau, ngoài ra phải kể đến Thái Lan và Trung Quốc.
"Hiện tại có 11 nước thành viên TPP, các nước mới không thể được gia nhập mà không có sự chấp thuận của các thành viên hiện tại", Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga tuyên bố.
Ông Suga cho biết: "Trở ngại đón nhận các nước thành viên mới rất lớn. Chúng tôi sẽ nghĩ về điều đó sau này".
Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi vào ngày thứ Ba nhấn mạnh rằng nhóm các nước TPP-11 đặt ra tiêu chuẩn cao đối với các quy định về thương mại điện tử, bản quyền trí tuệ và doanh nghiệp nhà nước: "Chúng tôi cần đảm bảo rằng bất kỳ thành viên mới nào cũng cần phải đáp ứng được các tiêu chí này".
Việc duy trì những tiêu chuẩn như hiện tại sẽ là "phép thử" quan trọng với cam kết của Trung Quốc trong việc gia nhập hiệp định. Ví dụ, hiệp định quy định cấm đối xử đặc biệt với các doanh nghiệp nhà nước nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, đồng thời cũng để ngăn tình trạng thừa mứa thép cũng như các sản phẩm khác khi doanh nghiệp Trung Quốc quá đẩy mạnh đầu tư. Quy định với việc công bố mã nguồn mở cũng sẽ khiến cho phía Trung Quốc "gặp khó".
Giáo sư tại đại học Kansai, ông Yorizumi Watanabe, nhận xét: "Nhật cần phải đảm bảo rằng họ sẽ không nới lỏng các quy định hiện tại với Trung Quốc. Nhật cần phải tiếp cận theo hướng sẵn sàng từ chối Trung Quốc nếu Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chí cần thiết".
Tháng trước, 15 nước bao gồm Nhật và Trung Quốc đã hợp tác để hình thành nên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Để ngăn Trung Quốc trở thành nước có quyền lực đặt ra luật lệ về thương mại, Nhật còn đang hy vọng sẽ mở rộng hơn nữa khối TPP-11.
Tính từ khi hiệp định TPP-11 được chốt vào tháng 12/2018, cho đến nay chưa có thành viên mới nào tham gia. Nước Anh đang thể hiện quan tâm gia nhập bởi đang muốn đẩy mạnh quan hệ thương mại trong khu vực sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Phần lớn các nước TPP-11 cũng đã ủng hộ Anh tham gia.
Tuy nhiên, phản ứng của các nước thành viên TPP-11 sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố muốn tham gia TPP vào tháng trước khá trái chiều.
Nhiều người cho rằng Trung Quốc muốn tham gia thỏa thuận thương mại chẳng qua để tăng cường sức ảnh hưởng kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương còn phía Mỹ trong khi đó đang tập trung vào cuộc chuyển giao quyền lực của Tổng thống Mỹ. Đồng thời cũng có đồn đoán rằng Trung Quốc đang muốn xen vào quan hệ giữa Nhật và Mỹ.
Hàn Quốc cũng đang cân nhắc gia nhập TPP-11, Đài Loan cũng vậy, tuy nhiên sự gia nhập của Đài Loan gặp khó bởi xét đến căng thẳng Đài Loan và Trung Quốc. Nhật trong khi đó sẽ cần phải hợp tác với các nước thành viên hiện tại nhằm cân bằng quyền lợi giữa các nước muốn tham gia hiệp định.
Xem thêm: nhc.29014501181210202-11-ppt-aig-maht-couq-gnurt-nagn-ed-hnid-yuq-teis-es-tahn-iekkin/nv.fefac