Lực lượng chức năng xử lý mạnh tay các hành vi tổ chức, đưa tàu cá, ngư dân ra vùng biển nước ngoài khai thác hải sản bất hợp pháp.
Vẫn còn hành vi vi phạm
Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, tính đến ngày 25.8.2020, số lượng tàu cá từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là: 24.927/30.605 tàu (đạt 81,4%), trong đó: Tàu cá có chiều dài ≥ 24m: 2.388/2.599 (đạt 91,9%); tàu cá có chiều dài từ 15m
Tuy nhiên, rất nhiều tàu khi ra khơi đã gỡ thiết bị giám sát bỏ xuống biển, còn tàu thì di chuyển ra chỗ khác để đánh bắt, hoặc tàu cá thường xuyên mất tín hiệu, sơn màu khác,…
Ông Nguyễn Trọng Bình - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho hay: ”Qua kinh nghiệm của các nước, chỉ có gắn thiết bị điện tử, định vị, giám sát thì mới có thể kiểm soát được tình trạng đánh bắt trái phép, cần phải nâng cao độ tin cậy, chất lượng của thiết bị định vị”.
Cương quyết xử lý bằng các biện pháp "mạnh tay"
Phát biểu về vấn đề này ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: "Cương quyết xử lý vẫn là giải pháp số 1. Thời gian qua Bạc Liêu xử lý rất tốt việc tàu cá không có bảo hiểm, không có chứng chỉ thuyền trưởng, không có nhật ký ghi chép… Chúng tôi còn cài đặt luôn phần mềm theo dõi trong điện thoại, có gì nắm bắt được ngay để phối hợp với cơ quan chức năng chỉ đạo kịp thời. Nhờ đó 6 tháng đầu năm, tỉnh Bạc Liêu chỉ có 1 trường hợp phải xử lý".
TX.Hoài Nhơn tỉnh Bình Định có đội tàu đánh bắt xa bờ nhiều nhất tỉnh và cũng là địa phương thực hiện tốt chống khai thác IUU. Phó Chủ tịch UBND TX.Hoài Nhơn Nguyễn Chí Công cho biết: “Dù từ đầu năm đến nay, không có tàu cá nào vi phạm vùng biển nước ngoài, nhưng chúng tôi không chủ quan, lơ là. Bởi, hiện còn một số tàu cá khai thác thủy sản xa bờ bị cảnh báo vượt ra ngoài vùng tự do đánh bắt của Việt Nam trên bản đồ điện tử của hệ thống giám sát tàu cá. Chúng tôi chỉ đạo các phường, xã kiểm điểm chủ tàu, thuyền trưởng tàu bị cảnh báo và yêu cầu họ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài”.
Theo quyền Giám đốc Sở NNPTNT Trần Văn Phúc cũng tham mưu UBND tỉnh quy định xử lý tàu cá bị cảnh báo, tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình bằng việc xử phạt, cắt chế độ hỗ trợ nhiên liệu… Cùng với công tác tuyên truyền vận động, việc xử lý mạnh tay các tàu cá vi phạm Luật Thủy sản cũng đã được ngành chức năng thực hiện.
Từ năm 2018-2020, UBND tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh đã ra quyết định xử phạt 19/48 trường hợp vi phạm vùng biển nước ngoài, với hơn 8,1 tỉ đồng. Nhờ vậy, 9 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh chỉ có 9 tàu cá vi phạm, giảm 8 tàu so cùng kỳ năm 2019.
Theo thượng tá Lương Văn Toàn - Phó Trưởng phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh Bình Định), toàn tỉnh hiện còn 1.248 tàu cá thiếu giấy tờ hoặc không có giấy tờ vẫn lén lút hoạt động khai thác. Để quản lý chặt chẽ hơn tàu cá Bình Định hoạt động khai thác thủy sản, ngành thủy sản cần rà soát lại, hướng dẫn chủ tàu làm giấy tờ đầy đủ để hoạt động đúng quy định, Công an tỉnh sẽ tiếp tục triển khai lực lượng phối hợp đơn vị liên quan để kiểm soát, quản lý.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU. Cùng với việc ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm, phải cưỡng chế thi hành quyết định nộp phạt những trường hợp vi phạm.
“Vì trách nhiệm chung, các đơn vị phải làm quyết liệt hơn nữa, xử phạt thật nghiêm trường hợp vi phạm. Pháp luật phải được thực thi nghiêm minh, không thể du di để ngư dân nhờn luật, có như vậy mới tiến tới xây dựng nghề cá hiện đại” - ông Trần Châu nhấn mạnh.
Xem thêm: odl.971368-caht-iahk-iaogn-coun-ar-nad-ugn-ac-uat-aud-cuhc-ot-iv-hnah-yl-ux/et-hnik/nv.gnodoal