vĐồng tin tức tài chính 365

Lý do nào khiến xuất siêu của Việt Nam cao kỷ lục

2020-12-19 21:46

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 489,88 tỉ USD, trong đó xuất khẩu 254,97 tỉ USD, nhập khẩu 234,91 tỉ USD, đưa tổng giá trị xuất siêu đạt 20,06 tỉ USD.

Xuất siêu cao kỷ lục

Ngày 19.12, Tổng cục Hải quan cho biết, tính chung 11 tháng, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 489,88 tỉ USD, tăng 3,6% với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 254,97 tỉ USD, tăng 5,5% (tương ứng tăng 13,23 tỉ USD) và nhập khẩu đạt 234,91 tỉ USD, tăng 1,7% (tương ứng tăng 3,93 tỉ USD).

Trong tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 546 triệu USD. Kết quả này đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong 11 tháng đạt mức kỷ lục 20,06 tỉ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất siêu trong 11
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất siêu trong 11 tháng cao kỷ lục. Ảnh: TTXVN

Trong 11 tháng, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 91,24 tỉ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2019, là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất. Trong khi đó, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Châu Á đạt 315,84 tỉ USD, tiếp tục chiếm tỉ trọng cao nhất (64,5%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Những điểm sáng trong 5 năm qua

Nói về con số xuất siêu cao kỷ lục, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong giai đoạn 2015-2020, hoạt động xuất nhập khẩu là điểm sáng của nền kinh tế. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và phản ánh kết quả tích cực của công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2015-2020 nhìn chung không thuận lợi cho thương mại quốc tế, khi kinh tế thế giới chứng kiến những biến động phức tạp, khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, Anh rời EU, đến các biến động về quan hệ kinh tế - chính trị giữa các nền kinh tế lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU.

Ngoài ra, nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu thấp, các nước có xu hướng quay lại tập trung vào thị trường nội địa, tăng cường sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, giá xuất khẩu nông sản không còn là yếu tố thuận lợi tác động đến tăng trưởng xuất khẩu.

Nhận định được tình hình này, Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thông cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, tạo thuận lợi thương mại. Nhờ sự nỗ lực của các bộ ngành, doanh nghiệp, tình hình xuất nhập khẩu đạt được những kết quả rất tích cực.

Đáng chú ý nhất, trong tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 546 triệu USD. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức vượt mốc 500 tỉ USD. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2015-2019 đạt trung bình 12%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đề ra tại Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2011-2015.

Tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi sang các nước đối tác FTA cũng đạt mức cao, chiếm 37,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Việt Nam ký FTA. Con số này phản ánh doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang dần nâng cao tỉ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA với Việt Nam trong những năm qua.

Nhìn lại những kết quả đạt được, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, công tác xuất nhập khẩu trong thời gian tới cần chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý ngoại thương, phù hợp với thực tiễn quản lý và tuân thủ các cam kết quốc tế; có những kiến tạo về môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho người dân và doanh nghiệp.

Xem thêm: odl.496368-cul-yk-oac-man-teiv-auc-ueis-taux-neihk-oan-od-yl/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lý do nào khiến xuất siêu của Việt Nam cao kỷ lục”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools