vĐồng tin tức tài chính 365

Biện pháp nào giúp trẻ tránh “sập bẫy” trên mạng xã hội?

2020-12-20 11:40

Muôn kiểu "cạm bẫy": Gạ bé gái chụp ảnh “nóng”

Mới đây nhất, cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa bắt giữ đối tượng Vòng Quý Ón (SN 1997, trú tại thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) để điều tra hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.

Theo thông tin ban đầu, anh D. (trú tại quận Nam Từ Liêm) trình báo về việc con gái anh là cháu Q. (SN 2011) bị 1 tài khoản có nick zalo “ck Sói Xám” nhắn tin dụ dỗ, đe dọa bắt phải chụp ảnh khỏa thân gửi cho chủ tài khoản này. Do lo sợ, cháu Q. đã chụp ảnh và gửi cho đối tượng. Vụ việc xảy ra khiến cháu Q. rất hoảng sợ, bị tổn hại về tinh thần.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an quận Nam Từ Liêm khẩn trương làm rõ chủ tài khoản zalo trên là Vòng Quý Ón. Tại cơ quan, Ón khai nhận, khoảng đầu tháng 9/2020, qua mạng xã hội và trò chơi điện tử trực tuyến, Ón quen biết cháu Q. và dụ dỗ cháu tự chụp ảnh khỏa thân. Sau đó, hắn chia sẻ những hình ảnh này cho bạn bè cùng xem.

An ninh - Hình sự - Biện pháp nào giúp trẻ tránh “sập bẫy” trên mạng xã hội?

Đối tượng Vòng Quý Ón.

Trước đó, vào cuối tháng Chín vừa qua, Công an TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cũng bắt giữ đối tượng Trần Chí Thuận (20 tuổi, quê Cà Mau) để điều tra về hành vi hiếp dâm trẻ em. Theo đó, Thuận từ quê lên trọ ở TP.Biên Hòa. Thông qua mạng xã hội, Thuận sử dụng tên giả để làm quen bé gái là N., chưa đủ 13 tuổi. Thuận tán tỉnh, dụ dỗ cháu N. vào nhà nghỉ, rồi “làm chuyện người lớn” với cháu bé. Sau khi xong việc, sợ bị bại lộ, Thuận tắt điện thoại, cắt hoàn toàn liên lạc. Gia đình cháu N. đã phát hiện sự việc nên trình báo cơ quan công an.

Ngoài những vụ án điển hình trên, thời gian qua còn rất nhiều vụ việc khác mà trẻ em bị “sập bẫy” của tội phạm qua mạng xã hội. Thông qua vụ án thực tế đã được triệt phá, Công an TP.Hà Nội khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần thường xuyên quản lý, quan tâm đến con em mình, đặc biệt là các cháu nhỏ và tuổi mới lớn.

Phụ huynh nên chủ động trò chuyện, chia sẻ để các con tự phòng tránh, không kết bạn, cung cấp thông tin cá nhân với người lạ, không chụp hình hay làm theo yêu cầu của đối tượng lạ. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, động viên trẻ kịp thời báo với người lớn trong gia đình và nhà trường về những nghi ngờ việc mình đang bị lạm dụng hoặc xâm hại.

Giúp trẻ nhận biết biểu hiện của người xấu ở trên mạng

Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp Luật, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, nguyên điều tra viên cao cấp thuộc Công an TP.Hà Nội phân tích: “Từ khi mạng internet và các thiết bị thông minh được sử dụng rộng rãi thì ngoài mặt lợi ích để phục vụ cho công việc, đời sống, thương mại… thì một số đối tượng xấu đã lợi dụng mạng xã hội phát triển để thực hiện hành vi phạm tội. Một trong những thủ đoạn phổ biến của tội phạm là lợi dụng trẻ em để xâm hại. Do độ tuổi của các cháu còn nhỏ, suy nghĩ còn non nớt, chưa có nhiều hiểu biết nên dễ bị các đối tượng làm quen, rồi dụ dỗ, thậm chí là đe dọa, “sập bẫy” xâm hại tình dục hoặc bị bắt cóc đòi tiền chuộc…”.

An ninh - Hình sự - Biện pháp nào giúp trẻ tránh “sập bẫy” trên mạng xã hội? (Hình 2).

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng.

Cũng theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, thủ đoạn nêu trên đã được các đối tượng thực hiện một số năm trước. Tuy nhiên, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện và xử lý được nhiều vụ hơn, do các bậc phụ huynh, nhà trường, đoàn thể và các cơ quan chức năng đã chú ý hơn, hoạt động hiệu quả, ý thức cảnh giác cao hơn.

Để ngăn ngừa tình trạng trên, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho rằng: “Các bậc phụ huynh cần phải nâng cao ý thức cảnh giác, phải hướng dẫn các cháu biết cách tự vệ. Phụ huynh hãy nói cho con biết những biểu hiện của người xấu trên mạng để nếu con gặp phải thì lập tức tránh xa. Bố mẹ, thầy cô phải quan tâm, gần gũi các cháu, không nên gây áp lực cho các cháu để các cháu sợ, không dám chia sẻ.

Không thể cấm các cháu sử dụng internet, bởi vì đây là xu hướng tất yếu, nhưng phải hướng dẫn các cháu biết cảnh giác, khi phát hiện mình bị lợi dụng, xâm hại thì các cháu không nên âm thầm chịu đựng mà phải nói cho bố mẹ, thầy cô biết hoặc thông báo tới cơ quan chức năng để có hướng xử lý tốt nhất. Về phía các nhà mạng cũng phải có trách nhiệm hơn nữa để phát hiện các thông tin độc hại, phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những đối tượng nghi vấn”.

An ninh - Hình sự - Biện pháp nào giúp trẻ tránh “sập bẫy” trên mạng xã hội? (Hình 3).

Phụ huynh cần giúp trẻ biết biểu hiện của người xấu ở trên mạng để các cháu cảnh giác, tránh xa (ảnh minh họa, nguồn internet). 

Cục Cảnh sát Hình sự (bộ Công an) cũng cho biết, cần phải tăng cường tuyên truyền để trẻ em và các bậc phụ huynh có kỹ năng tiếp cận, sử dụng mạng xã hội một cách thận trọng, có chọn lọc thông tin, để các cháu không dễ dãi kết bạn, làm quen, nhận lời mời, nhận quà tặng từ những người mới quen trên mạng... Đặc biệt, cần tỉnh táo trước những thông tin nghi ngờ trên mạng, để tránh sa vào “bẫy” của tội phạm.

Xem thêm: lmth.703005a-ioh-ax-gnam-nert-yab-pas-hnart-ert-puig-oan-pahp-neib/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Biện pháp nào giúp trẻ tránh “sập bẫy” trên mạng xã hội?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools