vĐồng tin tức tài chính 365

Sách lược phê bình giúp nhân viên "thuận tai dễ nghe"

2020-12-21 10:52

Thay câu phủ định bằng câu nghi vấn

"Bạn làm như vậy là không đúng." Đây là câu cửa miệng mà chúng ta thường dùng để phê bình người khác.

"Bạn làm như vậy có đúng không?" Đây là hình thức câu nghi vấn. Rõ ràng là câu phủ định mang tính tiêu cực rất lớn, nhưng câu nghi vấn lại dễ dàng làm cho đối phương phải tự xét lại mình.

Đổi ngôi xưng hô của người phê bình từ ngôi thứ nhất thành ngôi thứ ba

"Tôi cho rằng bạn không đúng", đây là ngôi thứ nhất; "Mọi người đều cho rằng bạn không đúng", đây là ngôi thứ ba.

Cách thay đổi này sẽ làm giảm sự va chạm trực tiếp giữa người phê bình và người bị phê bình, nhưng lại làm tăng áp lực cho người bị phê bình, bởi vì họ không thể không quan tâm đến cách nghĩ của "mọi người".

Làm cho đối phương tự phê bình bằng việc tự trách bản thân

Con người thường có cách xử sự như thế này: khi mâu thuẫn về tình cảm, thì dù là một chuyện nhỏ họ cũng không bỏ qua; khi tình cảm tốt đẹp thì bảo họ làm gì họ cũng làm.

Sách lược phê bình giúp nhân viên thuận tai dễ nghe - Ảnh 1.

Mặc dù nói như vậy là không khoa học, nhưng chúng ta đều thấy rõ rằng, khi thuyết phục hay dạy bảo người khác, trước tiên bạn nhất định phải ổn định về mặt tình cảm. Tình cảm hòa hợp cũng giống như mở được một cánh cổng lớn, suy nghĩ đúng đắn sẽ dễ dàng làm đối phương chấp nhận.

Nếu một người mắc sai sót, về mặt tình cảm thường xuất hiện "trạng thái phòng bị", giống như chim sợ cành cong, sợ người khác sẽ chỉnh đốn họ, từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn tình cảm. Nếu người phê bình không chú ý đến điểm này, tuôn ra một tràng phê phán, sẽ rất dễ làm đối phương hình thành mâu thuẫn tình cảm. Những đạo lý mà bạn nói ra họ sẽ không thu nhận được, những sai lầm cũng không dễ dàng sửa được. 

Tự khiển trách bản thân là một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa này. Nghiêm khắc phân tích suy nghĩ của bản thân, ngoài ra trong quá trình phân tích đó tìm ra được đạo lý khiến người khác tâm phục khẩu phục, sẽ rất dễ làm đối phương thay đổi thái độ, đồng tình với ý kiến của bạn. Từ đó họ sẽ khắc phục được điểm yếu kém của bản thân, và người phê bình đã đạt được mục đích.

Tùy từng việc mà xem xét, không nên động chạm đến nhân cách của đối phương

"Người như anh còn cần thể diện nữa không hả?", "Việc này chứng tỏ anh không lương thiện"… những lời nói như thế này khi nói ra sẽ làm người khác rất tổn thương, nên cần tránh tuyệt đối.

Hơn nữa, khi chúng ta nêu ý kiến với người khác, thì nên cố gắng cụ thể hóa, như vậy  đối phương mới dễ dàng chấp nhận. Lời nói càng trừu tượng, càng dễ làm người ta cảm thấy mơ hồ. Họ sẽ không ngừng nghĩ về hàm ý trong câu nói của bạn, thậm chí còn không biết nên trả lời như thế nào.

Thảo Nguyên

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.92580020112210202-ehgn-ed-iat-nauht-neiv-nahn-puig-hnib-ehp-coul-hcas/nv.zibefac

Comments:4 | Tags:No Tag

“Sách lược phê bình giúp nhân viên "thuận tai dễ nghe"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools