Sơ đồ hướng đi áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 14 - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay 21-12 bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Lúc 10h sáng, tâm áp thấp nhiệt đới cách Huyền Trân khoảng 270km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 10h ngày 22-12, tâm áp thấp nhiệt đới cách Huyền Trân khoảng 100km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 7,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 108,0 đến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
Đến 10h ngày 23-12, trung tâm vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Sóc Trăng đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất trung tâm vùng áp thấp mạnh dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Vùng biển phía Tây khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 4,0-6,0m.
Theo dự báo, từ ngày mai 22-12, ở Nam Bộ có mưa khoảng 30-70mm, có nơi hơn 70mm.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sáng 21-12, chuyên gia cảnh báo các địa phương không được chủ quan, cần tăng cường thông tin vì khu vực biển Tây có khả năng chống chịu, kinh nghiệm của các chủ tàu thuyền phương tiện rất hạn chế.
TTO - Dự bão bão số 14 sẽ duy trì cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 10 trong 12-24 giờ tới, sau đó suy yếu trên vùng biển Cà Mau - Kiên Giang và ít có khả năng gây ảnh hưởng đến đất liền.
Xem thêm: mth.51793131112210202-aum-man-neim-iod-teihn-paht-pa-hnaht-uey-yus-oab/nv.ertiout