vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ tọa hỏi 'ông trùm' đa cấp về hơn 6.000 bị hại

2020-12-22 10:37

Sáng 22-12, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử bảy bị cáo tại Công ty Liên Kết Việt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, HĐXX dành khá nhiều thời gian để xét hỏi Lê Xuân Giang, chủ tịch HĐQT, về cách thức hoạt động của Công ty Liên Kết Việt cũng như Công ty BQP.

Đứng trước bục khai báo, Giang cho biết năm 2014 Công ty Liên Kết Việt được Sở Công Thương TP Hà Nội cấp giấy phép cho hoạt động kinh doanh đa cấp.

Ban đầu, người tham gia cần đóng 7 triệu đồng, về sau tăng lên 8,6 triệu đồng để mua một mã sản phẩm, bao gồm máy khử độc Ozonne và một số sản phẩm thực phẩm chức năng.

Chủ tọa hỏi 'ông trùm' đa cấp về hơn 6.000 bị hại  - ảnh 1
Bị cáo Lê Xuân Giang (hàng trên) tại tòa

Khi mới đi vào hoạt động, mô hình kinh doanh diễn ra bình thường, lượng khách hàng nhỏ, chỉ vài trăm người. Công ty của Giang xuất hàng hóa cho khách và trả hoa hồng đúng theo cam kết.

Tuy nhiên, sau này công ty phát triển quá nhanh, ngoài trình độ quản lý và sức tưởng tượng, bị cáo lúng túng, không biết cách kiểm soát.

Theo cáo buộc, tính đến tháng 11-2015, Giang cùng các bị cáo lôi kéo được hơn 68.000 người tại 49 tỉnh/TP tham gia vào hệ thống đa cấp Liên Kết Việt, với tổng số tiền lên tới gần 2.100 tỉ đồng.

Số tiền trên, Giang sử dụng hơn 869 tỉ đồng để chi hoa hồng, hơn 17 tỉ đồng chi trả cho NPP, hơn 82 tỉ đồng để sản xuất hàng hóa… Phần còn lại hơn 1.100 tỉ đồng các bị cáo chiếm đoạt.

Thẩm vấn Giang, HĐXX đặt vấn đề bị cáo có nhớ mình thu của các bị hại bao nhiêu tiền, có biết nhiều người ở tận vùng sâu vùng xa gom góp tất cả tài sản để tham gia, đến nay bị thiệt hại, thậm chí phải trốn biệt.

Trả lời câu hỏi, Giang khai vụ án đến nay đã 5 năm nên không thể nhớ chi tiết, các con số đều do kế toán của công ty làm việc với cơ quan điều tra. Về số tiền hơn 2.100 tỉ đồng mà cáo trạng nêu, Giang cho rằng điều này là không chính xác, vì trong đó có rất nhiều mã sản phẩm ảo.

Đặc biệt, ông trùm đa cấp nói đây là sân chơi bình đẳng, người dân thấy cơ hội tốt để làm giàu, muốn có thêm thu nhập thì tự nguyện tham gia. Không chỉ vùng sâu, vùng xa, người dân ở bất cứ đâu cũng có thể tham gia.

Giang cho rằng công ty của mình chỉ có “một vài lỗi nhỏ do thiếu hiểu biết”. Trên thực tế, công ty có giấy phép kinh doanh, có sản xuất hàng hóa và có trả hoa hồng, thưởng cho nhà phân phối.

Trước bục khai báo, hơn một lần Giang nói mong muốn làm ăn chân chính, bài bản, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, do một số cá nhân muốn trục lợi nên cố tình khuếch trương về công ty, khiến người khác hiểu sai về mô hình hoạt động của công ty.

Cũng theo cáo trạng, tổng số tiền mà Công ty Liên Kết Việt chi ra để khuyến mại, thưởng, hoa hồng nhằm lôi kéo bị hại là hơn 65% tổng số tiền thu được. Con số này vượt quá mức quy định lên đến hơn 25% (tối đa không được vượt quá 40%).

Thêm vào đó, các chương trình khuyến mại nêu trên đều không được đăng ký với Bộ Công thương và có nội dung trái pháp luật; bản chất mô hình kinh doanh của các bị cáo là đa cấp kinm tự pháp, lấy tiền của người sau trả cho người trước, chứ không phải từ hoạt động kinh doanh bán hàng thu lợi nhuận, trên cơ sở lợi nhuận để trả cho người tham gia.

Giải thích việc chi hoa hồng vượt quy định, Lê Xuân Giang một lần nữa nói do trình độ hiểu biết của bản thân hạn chế, cứ nghĩ mục đích đơn giản là để kích cầu, “cho khách hàng hưởng nhiều còn công ty hưởng ít thôi cũng được”.

Xem thêm: lmth.812759-iah-ib-0006-noh-ev-pac-ad-murt-gno-ioh-aot-uhc/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ tọa hỏi 'ông trùm' đa cấp về hơn 6.000 bị hại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools