vĐồng tin tức tài chính 365

"Mật ngọt" bị nhận tiền và phải nhận tiền của Liên Kết Việt, đến "trái đắng" của 68.000 bị hại

2020-12-22 12:56

Đa cấp biến tướng "bủa vây": Từ đa cấp tài chính, đa cấp phân bón, đến cả đa cấp từ thiện

Kinh doanh đa cấp, khi phần lớn hiểu biết của phần đông người dân vẫn còn mơ hồ, loại hình này đã tràn lan khắp nơi, dưới rất nhiều dạng thức khác nhau tại Việt Nam.

Trên thế giới, đa cấp trong kinh doanh đã tồn tại và được thừa nhận từ lâu. Mô hình tiên tiến, lợi ích to lớn là những cái cớ để kinh doanh đa cấp xuất hiện tại Việt Nam, nhưng trong nhiều năm qua, thứ mà chúng ta được chứng kiến lại là vô số kiểu biến tướng của đa cấp.

Từ những đường dây đa cấp tài chính, đa cấp du lịch hướng tới những người có tiền của đến đa cấp thực phẩm chức năng nhắm vào người bệnh. Giờ ở không ít vùng nông thôn người ta thấy nhan nhản đa cấp phân bón, thậm chí là đa cấp từ thiện. Nhiều người nông dân nghèo, người già cả ở nông thôn mới chỉ nghe được những khoản lợi nhuận không tưởng và còn chưa kịp hiểu đa cấp là thế nào đã bị cuốn vào cơn bão đa cấp.

Mật ngọt bị nhận tiền và phải nhận tiền của Liên Kết Việt, đến trái đắng của 68.000 bị hại - Ảnh 1.

Đa cấp biến tướng từ đa cấp tài chính, đa cấp phân bón, đến cả đa cấp từ thiện

Bước chân vào thế giới đa cấp, những người nông dân chất phác khó có thể kịp hiểu chính họ đang tham gia vào chuyện gì, bởi trước mắt họ luôn là một ma trận các kiểu biến tướng của kinh doanh đa cấp.

Từ thuốc bổ đến thực phẩm chức năng, từ máy ozone đến phân bón, cái gì cũng có thể được lôi ra để kiếm tiền kiểu đa cấp, như mua 5 – 6 triệu đồng tiền phân bón, bà con được hứa hẹn sẽ nhận khoản tri ân 25 triệu đồng, gấp nhiều lần tiền ban đầu, mời thêm người mua phân bón trên 1 tỷ, thì không làm gì cũng được hứa tặng ngay 700 triệu, tặng xe SH, ô tô.

Thậm chí, nếu người tham gia nộp tiền vào quỹ từ thiện 1 triệu, cũng nhận lại tiền tri ân 5 triệu. Không cần biết số tiền từ thiện đó có đến được tay người khó khăn như giới thiệu hay không, chỉ biết là nếu kêu gọi được càng nhiều người cùng nộp tiền từ thiện, người tham gia còn được nhận số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Hãy bỏ tiền vào, hãy lôi kéo thêm nhiều người có lẽ là những từ khóa chính của những thành viên đa cấp.

"Mật ngọt" của Liên Kết Việt

Trong phóng sự phản ánh về mô hình kinh doanh Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (tức Công ty Liên Kết Việt) vào năm 2016 được thực hiện bởi VTV, một nhân viên tự xưng của công ty này đã giới thiệu về một chương trình gọi là "không cần làm gì mà cũng có tiền".

"Công ty của chúng cháu có các gói đầu tư như sau gói 10 sản phẩm tương đương số tiền 86 triệu đồng; gói 20 sản phẩm tương đương 172 triệu đồng; gói 46 sản phẩm tương đương số tiền 400 triệu đồng; gói 1,6 tỷ đồng; gói 3,5 tỷ đồng, gói 9,3 tỷ đồng…", nhân viên của Liên Kết Việt nói trong phóng sự.

Điều đáng chú ý, gọi là bán hàng nhưng không cần bán hàng, bởi bán hàng làm gì khi mà không cần làm gì cũng có tiền.

Số tiền này là các bác "bị" nhận và "phải" nhận

"Nhiều bác hỏi cháu rằng, đi làm thì mới có tiền thì là điều bình thường, mày khéo mồm thì mày còn làm được mày còn mời được khách nhưng cô chỉ ở nhà quanh quẩn với mấy con gà, con lợn thì mời ai bây giờ. Vậy cô có tiền hay không? Cũng xin được chúc mừng các cô các bác luôn, đến với Liên Kết Việt trong thời gian này sẽ có một chương trình được gọi là không cần phải làm gì cũng có tiền", nhân viên này thuyết phục người tham gia.

"Không lên công ty nữa, cũng không quay trở lại doanh nghiệp nữa… tức là chỉ ở nhà ăn và chơi thôi cũng "bị" nhận số tiền này. Vậy vô hình chung, số tiền này là các bác "bị" nhận và "phải" nhận", nhân viên này nhấn mạnh.

Để tăng sự thuyết phục, nhân viên của Liên Kết Việt đưa ra minh chứng cụ thể: "Chị Phạm Thị Ánh Nguyệt đầu tư 1.015 bộ sản phẩm với giá 9,3 tỷ đồng,và chị ấy thu về là trên 450 tỷ tiền tri ân".

Bỏ ra 9,3 tỷ đồng thu về 450 tỷ đồng, tương đương mức tỷ suất lợi nhuận là 4.800%. Mức lợi nhuận thì ngay cả những nhà đầu tư như Bill Gates hay Warren Buffett cũng phải tôn làm "sư phụ".

Màn giới chào hàng đầy "mật ngọt" của nhân viên Liên Kết Việt (trích phóng sự của VTV thực hiện trong năm 2016)

Không chỉ mách nước cách sinh lời trong mơ, Liên Kết Việt còn "chu đáo" đến độ mách nước giấu gia đình người thân để đem tiền nộp vào đa cấp.

"Phương pháp thành công tại công ty của chúng cháu là các bác chỉ sử dụng 2 từ là "tự quyết".

"Con à, ngon thế này không đến lượt nhà mày, nhà giàu nó làm hết rồi con ơi", "ông tướng à ông định lừa cả tôi cơ à"…, nhân viên này dạy người tham gia cách giấu gia đình việc đầu tư vào đa cấp.

"Trái đắng" của 68.000 bị hại

Sáng 21/12/2020, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (viết tắt là Công ty Liên Kết Việt). Đây là vụ án lừa đảo có con số bị hại kỷ lục với tổng số hơn 68.000 người bị lừa đảo, chiếm đoạt trên 1.121 tỷ đồng.

Bảy bị cáo trong vụ án này gồm: Lê Xuân Giang (sinh năm 1971, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Liên Kết Việt), Lê Văn Tú (sinh năm 1985, Tổng Giám đốc Công ty Liên Kết Việt), Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1970, Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên Kết Việt); 4 thành viên nhóm phát triển thị trường Công ty Liên Kết Việt là: Lê Thanh Sơn (sinh năm 1988); Trịnh Xuân Sáng (sinh năm 1975); Nguyễn Xuân Trường (sinh năm 1967); Vũ Thị Hồng Dung (sinh năm 1974) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 139, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Mật ngọt bị nhận tiền và phải nhận tiền của Liên Kết Việt, đến trái đắng của 68.000 bị hại - Ảnh 4.

Bị cáo Lê Xuân Giang

Vụ án lừa đảo có con số bị hại kỷ lục với tổng số hơn 68.000 người bị lừa đảo, chiếm đoạt trên 1.121 tỷ đồng

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Công ty cổ phần tập đoàn thiết bị y tế BQP (viết tắt là Công ty BQP) và Công ty Liên Kết Việt đều do Lê Xuân Giang thành lập và điều hành hoạt động. Lợi dụng Công ty Liên Kết Việt được cấp giấy phép kinh doanh bán hàng đa cấp với hàng hóa do Công ty BQP sản xuất, trong khoảng từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2015, Lê Xuân Giang, Lê Văn Tú, Nguyễn Thị Thủy, Lê Thanh Sơn, Trịnh Xuân Sáng, Vũ Thị Hồng Dung và Nguyễn Xuân Trường đã sử dụng thủ đoạn gian dối, tạo dựng và cung cấp thông tin sai lệch cho các bị hại để tạo lòng tin về hoạt động kinh doanh của Công ty Liên Kết Việt và Công ty BQP.

Cụ thể, các bị cáo đã giới thiệu Công ty Liên Kết Việt là công ty con của Công ty BQP, còn Công ty BPQ là Công ty cổ phần của tập đoàn thiết bị y tế Bộ Quốc phòng (công ty của Bộ Quốc phòng), Lê Xuân Giang và các lãnh đạo của công ty là cán bộ của Bộ Quốc phòng; các sản phẩm kinh doanh là sản phẩm liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, cơ quan uy tín của Bộ Quốc phòng, đã được thử nghiệm, đưa vào sử dụng tại các bệnh viện trung ương.

Sau khi tạo lòng tin về Công ty Liên Kết Việt và Công ty BQP, về hàng hóa kinh doanh đa cấp và uy tín trong hoạt động kinh doanh của các công ty này, Lê Xuân Giang, Lê Văn Tú, Nguyễn Thị Thủy, Lê Thanh Sơn, Trịnh Xuân Sáng, Vũ Thị Hồng Dung và Nguyễn Xuân Trường đã sử dụng những thủ đoạn gian dối, trái pháp luật để lôi kéo các bị hại bỏ tiền tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp của Công ty Liên Kết Việt nhằm hưởng hoa hồng, tiền thưởng cao do chế độ trả thưởng, các chương trình khuyến mại trái pháp luật do các bị cáo này đặt ra.

Để lôi kéo, chiếm đoạt được nhiều tiền của các bị hại đóng vào, Công ty Liên Kết Việt đã đặt ra những quy định trái pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp như: Chỉ cần đóng tiền vào Công ty Liên Kết Việt mà không cần lấy hàng hóa ra để kinh doanh là có thể trở thành nhà phân phối của công ty, một người có thể đứng tên nhiều mã hàng.

Mật ngọt bị nhận tiền và phải nhận tiền của Liên Kết Việt, đến trái đắng của 68.000 bị hại - Ảnh 6.

Rất nhiều bị hại được mời tớ phiên xét xử

Lê Xuân Giang và các đồng phạm đặt ra mô hình trả thưởng theo hình kim tự tháp, lấy tiền của người tham gia sau trả cho người tham gia trước, từ tiền lôi kéo người tham gia mới, từ những khoản tiền của những người tham gia trong mạng lưới đa cấp của Công ty Liên Kết Việt mà không phải từ hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp. Số tiền thưởng, tiền hoa hồng hứa hẹn sẽ trả cho các nạn nhân lên tới trên 65% tổng số tiền thu được của chính các bị hại.

Hàng hóa bán hàng đa cấp do Giang và các đồng phạm bán ra là máy khử độc Ozone Advance great-13 và một số thực phẩm chức năng như: Ngũ Linh đông trùng hạ thảo, Bổ Não Vương, Dưỡng cốt vương, Sâm nhung đông trùng hạ thảo...

Cùng với việc thuyết trình, quảng cáo tạo lòng tin sai sự thật về Công ty Liên Kết Việt như trên, các bị cáo: Lê Xuân Giang, Lê Văn Tú, Nguyễn Thị Thủy, Lê Thanh Sơn, Trịnh Xuân Sáng, Vũ Thị Hồng Dung còn đặt ra và đưa vào triển khai trên liên tục trên toàn hệ thống kinh doanh đa cấp 15 chương trình thi đua khuyến mại, kích cầu chạy song hành với việc chi trả hoa hồng, đưa ra những khoản khuyến mại lớn. Đồng thời, mở rộng mạng lưới, lôi kéo được nhiều bị hại đóng tiền tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp của Công ty Liên Kết Việt.

Liên Kết Việt đã mở rộng mạng lưới phát triển được 34 chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý tại 27 tỉnh, thành, lôi kéo được hơn 68.000 người tại 49 tỉnh

Cáo trạng kết luận, với cách thức, phương pháp, thủ đoạn như trên, sau một năm hoạt động, đến tháng 11/2015, Lê Xuân Giang và đồng phạm đã mở rộng mạng lưới phát triển được 34 chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý tại 27 tỉnh, thành, lôi kéo được hơn 68.000 người tại 49 tỉnh, thành phố tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp. Tổng cộng, các bị cáo đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1.121 tỷ đồng và phải chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền đó.

Hiện, tài liệu điều tra mới xác định được 6.053 người là bị hại trong vụ án có đầy đủ thông tin, địa chỉ. Những người này đã nộp cho Công ty Liên Kết Việt hơn 584 tỷ đồng và đã được Hội đồng xét xử triệu tập tới phiên tòa với tư cách là bị hại. Đối với những bị hại khác, nếu có yêu cầu bồi thường, sẽ giải quyết bằng trình tự thủ tục tố tụng dân sự.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.14062351122210202-iah-ib-00086-auc-gnad-iart-ned-teiv-tek-neil-auc-neit-nahn-iahp-av-neit-nahn-ib-togn-tam/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Mật ngọt" bị nhận tiền và phải nhận tiền của Liên Kết Việt, đến "trái đắng" của 68.000 bị hại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools