Một tiết học của học sinh lớp 1 ở TP.HCM - Ảnh: NG.N.THANH
Sở GD-ĐT nhấn mạnh trong văn bản: "Tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp như bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống".
Đồng thời yêu cầu các phòng GD-ĐT giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên ép học sinh học thêm dưới bất cứ hình thức nào.
Ngoài việc tăng cường quản lý về dạy thêm, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các nhà trường nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh gặp khó khăn trong học tập. Cụ thể, hiệu trưởng các trường tăng cường kiểm tra công tác chuyên môn của giáo viên bằng nhiều hình thức: dự giờ, dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra kế hoạch bài học, nhật ký dạy học, hồ sơ đánh giá học sinh... để hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, tiến tới nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Trong trường hợp cần thiết, các trường có thể tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng học sinh, tuyệt đối không chạy theo thành tích, đảm bảo chất lượng học sinh khi lên lớp. Với những học sinh tiếp thu bài chưa như mong muốn, sở yêu cầu giáo viên cần chủ động mời phụ huynh đến để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn, bàn biện pháp phối hợp với phụ huynh để giúp các em tiến bộ.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình - sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 1 trên cả nước. Tuy nhiên ngay từ đầu năm học, nhiều giáo viên, phụ huynh đã phản ánh là chương trình quá nặng, học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc học môn tiếng Việt. Từ thực trạng đó, nhiều phụ huynh đã đổ xô cho con em mình đi học thêm vì sợ học sinh không theo kịp chương trình.
TTO - 'Mặc dù ông xã tôi can ngăn nhưng trong tình cảnh này tôi bắt buộc phải cho con trai đi học thêm. Nếu không, bé sẽ không thể theo kịp chương trình'.
Xem thêm: mth.24401343122210202-coh-ueit-hnis-coh-iov-iod-meht-yad-gnohk-iod-teyut-mch-pt-td-dg-os/nv.ertiout