Với ngành hàng không, nhờ gói cứu trợ, hàng ngàn nhân viên sẽ có việc trở lại. Trong 900 tỷ USD, 15 tỷ dành cho các hãng hàng không chi trả lương. Các nhà quản lý cũng hy vọng nhu cầu đi du lịch bị dồn nén bấy lâu sẽ được bung ra vào mùa hè tới. Nếu họ đúng, các hãng sẽ cần thêm phi công, tiếp viên, thợ máy và bốc xếp… quay lại. Hồi tháng 10, 32.000 người đã phải nghỉ việc khi gói cứu trợ lần 1 cạn tiền.
Thế nhưng, theo CNBC, trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của các hãng hàng không và du lịch vẫn bị bán tháo. Thị trường bắt đầu tuần làm việc cuối khi chủng virus mới xuất hiện tại Anh, các nước phải thắt chặt đi lại tới quốc gia này. Ở Mỹ, New York đi đầu và đang kêu gọi áp dụng chung cho các bang khác. Vì vậy, tờ báo này cho rằng việc bán tháo vẫn sẽ diễn ra trong năm mới, bởi quá trình mở cửa sẽ rất "bập bõm".
Điều này có nghĩa là gói cứu trợ sẽ khó có thể vực dậy được niềm tin của thị trường về một tương lai ảm đạm phía trước. Với một số nhà đầu tư, gói cứu trợ thậm chí lại càng làm họ suy nghĩ. Họ nghĩ chính vì nhìn thấy ảm đạm mà gói cứu trợ được thông qua. Còn với người tiêu dùng Mỹ, họ cũng đang có nỗi niềm riêng.
Gói cứu trợ mới được Quốc hội Mỹ thông qua được cho sẽ giúp trấn an thị trường tài chính, củng cố niềm tin tiêu dùng của người dân. (Ảnh minh họa: Xinhua)
Theo Marketwatch, hàng triệu người Mỹ đang chờ tiền cứu trợ để mua thực phẩm, trả tiền điện nước. Vui là họ sắp có tiền hỗ trợ, còn buồn là họ chỉ nhận được một nửa so với gói trước. Nữ nghị sĩ Alexandria Cortez thử khảo sát trên Twitter. Trong gần 1 triệu người tham gia, hơn 94% cho biết số tiền này không đủ để trang trải cuộc sống, chỉ 5,3% thấy hài lòng.
Trang Cnet đăng một khảo sát cho thấy, 53% người được hỏi dự kiến chi tiêu số tiền cứu trợ vào trả các hóa đơn, đến nhu yếu phẩm, tiết kiệm, trả tiền thuê nhà. Chỉ 22% cho biết họ sẽ chi tiêu mua quà cho dịp lễ năm nay.
Marketwatch cho rằng điều này có nghĩa là sẽ ít người tới các cửa hàng mua sắm hơn, ít đi ăn nhà hàng hơn vào dịp cuối năm. Giáng sinh và năm mới là mùa kinh doanh quan trọng nhất năm của doanh nghiệp nhỏ, nhưng chi tiêu của người dân ít đi cũng có nghĩa là sẽ có thêm nhiều cửa hàng, thương hiệu sẽ đứng trước nguy cơ buộc phải đóng cửa.
VTV.vn - Sau nhiều ngày đàm phán bất thành, ngày 20/12, Quốc hội Mỹ đã đạt thỏa thuận về gói cứu trợ COVID-19 trị giá 900 tỷ USD.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.63872750132210202-nol-nal-iuv-noub-dsu-yt-009-ort-uuc-iog-gnut-ym/et-hnik/nv.vtv