vĐồng tin tức tài chính 365

TBKTSG số 52-2020: Đằng sau chuyện 'thao túng tiền tệ'

2020-12-23 15:29

TBKTSG số 52-2020: Đằng sau chuyện 'thao túng tiền tệ'

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Trong báo cáo bán niên “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại chính của Mỹ” công bố ngày 16-12 của Bộ Tài chính Mỹ, Việt Nam bị xác định là nước thao túng tiền tệ.

Song theo tác giả Ngô Quốc Thái trên TBKTSG số phát hành vào sáng mai (24-12), việc này Đúng mà không đúng (tựa bài viết). Tác giả cho rằng Việt Nam không chủ trương thao túng tiền tệ để tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trong thương mại với Mỹ. Việc Việt Nam phạm vào các tiêu chí của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy sự bất hợp lý, lỏng lẻo của các tiêu chí nhằm định danh “thao túng tiền tệ”.

Cũng liên quan câu chuyện này, theo nhận xét của tác giả Hồ Quốc Tuấn, nhiều đời tổng thống trước của Mỹ đều xem xét ý tưởng định danh Trung Quốc – nước có thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ, là thao túng tiền tệ, nhưng không ai thực hiện. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump lại có đến ba quốc gia bị gắn nhãn này (thêm Thụy Sỹ và Việt Nam). Đây là Di sản không vui của chính quyền Tổng thống Donald Trump ở Việt Nam (tựa bài viết).

Trong khi đó, tác giả Hồ Lê cho rằng việc thoát nhãn “thao túng tiền tệ” không phải vấn đề quá lớn. Điều đáng ngại là việc dán nhãn cho Việt Nam có thể không đơn thuần vì những tiêu chí cứng nhắc mà còn đến từ những ẩn ý chính trị và ngoại giao khác (bài Con ngáo ộp trong chính sách kinh tế hay những ẩn ý chính trị và ngoại giao?).

Các đề tài khác trên cùng số báo:

Tài sản công quá dễ bị đánh cắp! (mục Ý kiến): Thông tin từ hai vụ án nâng khống giá thầu thiết bị xét nghiệm y tế và sai phạm trong đấu thầu quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương (đang xét xử) cho thấy tài sản công không chỉ bị chiếm đoạt quá dễ dàng mà còn theo cách bất chấp và trắng trợn.

Vấn đề của ĐBSCL chủ yếu do nội lực! (Anh Vũ): Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 cho thấy “vấn đề lớn” của ĐBSCL không chỉ do thiên nhiên mà chủ yếu do nội lực, bao gồm những vấn đề gắn kết hữu cơ, từ vùng trũng địa lý đến vùng trũng giáo dục, định hướng, và cuối cùng là vùng trũng kinh tế.

Mối quan hệ “nửa vời” giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh và lao động? (LS. Lạc Duy): Thật khó nói rằng mối quan hệ giữa Grab và tài xế là mối quan hệ thuần túy giữa hai đối tác kinh doanh độc lập khi Grab nắm quyền quyết định gần như mọi thứ.

Không để ai bị thiếu vaccin ngừa Covid-19 (TS. Trịnh Tiến Dũng): Cơ chế chia sẻ rủi ro toàn cầu trong việc sản xuất, mua và phân phối vaccin là nỗ lực góp phần không bỏ sót ai lại phía sau trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Thị trường cho vay ngang hàng cần được “gạn đục khơi trong”! (Lưu Minh Sang): Thị trường cho vay ngang hàng ở Việt Nam đã xuất hiện những biến tướng, thậm chí núp bóng cho vay ngang hàng để cho vay nặng lãi, lừa đảo…

Cơ hội cho nhóm cổ phiếu cao su lên sàn? (Linh Trang): Giá cao su thiên nhiên tăng mạnh trên thị trường thế giới mang đến những kỳ vọng mới cho nhóm cổ phiếu cao su niêm yết.

Cổ phiếu cảng biển trên đà hồi phục! (Đăng Linh): Doanh nghiệp ngành cảng biển đang từ đáy đi lên khi trong tổng số 28 doanh nghiệp logistics, vận tải biển niêm yết có 10 doanh nghiệp có lãi tăng (theo báo cáo quí 3-2020), 5 doanh nghiệp “giậm chân tại chỗ”, 10 doanh nghiệp báo lãi giảm, 1 doanh nghiệp lỗ.

Chứng khoán tuần qua: VN-Index “phớt lờ” tin về thao túng tiền tệ (Thanh Thủy).

Thói quen đầu tư thay đổi vì Covid (Hương Lan): Ở thời điểm khép lại một năm đầy biến động lịch sử, lãi suất giảm mạnh và chứng khoán có đà tăng dài nhất trong lịch sử. Đằng sau những điểm nhấn này có thể là một sự thay đổi thói quen đầu tư chưa từng có…

Tận dụng thời điểm thuận lợi, ngân hàng ồ ạt lên sàn (Thụy Lê): Trong bối cảnh các chỉ số tăng mạnh mẽ, cổ phiếu ngân hàng đầy sức hút và liên tục tỏa sáng, việc lên sàn sẽ giúp các ngân hàng có mức định giá tích cực hơn và cũng dễ thu hút dòng tiền hơn.

Vì sao lãi suất cho vay khó thấp hơn? (Phạm Như Liên): Lãi suất huy động “níu” lãi suất cho vay. Các ngân hàng duy trì lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên sáu tháng ở mức cao trong một thời gian dài đã làm lãi suất cho vay khó giảm thấp hơn nữa.

Chuỗi giá trị nông nghiệp đâu chỉ có nông sản (Trần Khắc Điền): Để nông nghiệp tiếp tục là một trong những ngành quan trọng bậc nhất tạo sự thịnh vượng cho quốc gia, cần đầu tư vào những ngành mà thoạt nhìn thì… không phải nông nghiệp, như công nghệ sinh học, kỹ thuật động lực và tự động hóa, các dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao…

Thổi hồn vào homestay (Phan Thị Ngọc Thắng): Tình hình kinh doanh homestay đang có chiều hướng lệch khỏi bản chất kinh doanh dịch vụ này.

Khi danh tiếng trở thành nhãn hiệu (Lê Thị Thiên Hương): Những năm gần đây đã xuất hiện hiện tượng mới trong lĩnh vực thương hiệu: tên người nổi tiếng được đăng ký để trở thành nhãn hiệu. Luật về nhãn hiệu càng cần phải rõ ràng và hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho chuyển đổi số (TS. Phạm Sỹ Thành): Tiêu chuẩn hóa quá trình chuyển đổi số là một bước đi quan trọng nhằm kết nối các ốc đảo kỹ thuật số. Nhưng để việc này trở nên khả thi, nó cần hành lang pháp lý cho các hoạt động (có thể) hoàn toàn mới trong đời sống xã hội.

Bảo vệ việc làm của người lao động tố cáo: Liệu có đánh trống bỏ dùi? (TS. Lê Thị Ánh Nguyệt - Nguyễn Thị Tú Trinh): Thông tư 08/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn cụ thể cách thực hiện quyền được bảo vệ việc làm của người tố cáo làm việc theo hợp đồng lao động. Thông tư chi tiết, dễ hiểu nhưng thiếu thời hạn thực thi trách nhiệm, thiếu chế tài dân sự hay hành chính.

Nông dân Đồng Tháp làm nông “thuận thiên” (Vân Khánh): Trước áp lực ngày càng khan hiếm nước ngọt vào mùa khô, Đồng Tháp đã có những biện pháp điều tiết trong sản xuất nông nghiệp theo hướng thuận thiên, thích ứng biến đổi khí hậu.

Tiền cước tước hết lợi nhuận (Nguyễn Quang Bình): Giá hàng hóa có tăng nhưng liệu người sản xuất được hưởng phần nhiều? Chắc là không, vì đã bị cước tàu ăn hết!

Nhân lực – chìa khóa chuyển đổi số thành công (Vũ Tuấn Anh): Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một vòng tròn khép kín, bắt đầu từ ý chí của lãnh đạo đến việc lập kế hoạch, thực thi của các cấp quản lý và cuối cùng là sự tuân thủ của toàn thể nhân viên.

Giải pháp blockchain cho thị trường nông sản (Hoàng Việt): Sự thành công của nền tảng AgriDigital và sự ra đời của hàng chục nền tảng blockchain nông nghiệp đã giúp nông dân bán được sản phẩm với giá cao hơn, nhanh hơn và được bảo hiểm. Dây chuyền cung ứng nông sản và điều kiện vệ sinh thực phẩm cũng an toàn hơn vì luôn nằm trong tầm kiểm soát.

Nhựa Duy Tân: 33 năm “chuyển sinh” hạt nhựa (Dũng Nguyễn): 33 năm qua của Nhựa Duy Tân là một hành trình nỗ lực không ngừng để tạo lập được vị thế vững vàng, đặc biệt trong ngành hàng nhựa gia dụng và nhựa bao bì.

Âm nhạc không biên giới (Sơn Tùng): Từ ngày 1-2-2021, hoạt động biểu diễn nghệ thuật sẽ đoạn tuyệt các khái niệm như “tác phẩm sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam” hay “người biểu diễn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.

Luật pháp bảo vệ người dân đến cùng (Danh Đức): Người dân cần sự bảo vệ đến cùng. Câu chuyện truy nã John Doe hay Jane Doe ở Mỹ giúp hình thành tập quán pháp luật: không để một vụ việc nào bị “xếp xó” hay bị “bỏ qua”.

Niềm tin đã quay trở lại (Phạm Kỳ Anh): Nếu cà phê được trồng và khai thác thuận tự nhiên trong một môi trường sinh thái điều hòa thì chắc hoa trái phải ngọt lành…

Covid-19 và động thái tư duy STEM (Lê Hữu Huy): Hiều biết về STEM (viết tắt của bốn từ Science, Technology, Engineering, Mathematics), người ta sẽ bình tĩnh và không bối rối khi nghe ý kiến chuyên gia. Các quốc gia cần thiết kế hệ thống giáo dục các môn khoa học theo hướng tiếp cận này để đối phó các vấn đề trong hiện tại và tương lai.

Cùng hầu tòa: quan gọi ông bà, lính gọi biệt danh (Pha Lập): Cũng đều là người bị khởi tố, truy tố, bị xét xử, nhưng có người được gọi ông/bà, có người chỉ được gọi tên không có đại từ nhân xưng, thậm chí có người được gọi bằng biệt danh.

Trang Kinh tế thế giới:

Bitcoin thăng hoa, tiềm ẩn rủi ro khó lường? (Lạc Diệp): Bitcoin liên tiếp thiết lập các kỷ lục mới. Đà tăng này liệu sẽ tiếp tục kéo dài hay vẫn tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư?

Mã QR chống dịch Covid-19 (Nguyễn Vũ): Từ các ứng dụng liên quan đến sức khỏe, người ta hy vọng mã QR sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác.

Trung Quốc cắt giảm “Vành đai, Con đường” (Thư Kỳ): Đại dịch Covid-19 làm cho khả năng trả nợ của nhiều nước càng trở nên xa vời. Chủ nợ Trung Quốc đã thấy rủi ro được chia đều cho cả hai phía trong sáng kiến “vành đai, con đường’.

Mời bạn đọc đón xem!

Xem thêm: lmth.et-neit-gnut-oaht-neyuhc-uas-gnad-0202-25-os-gstkbt/450213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“TBKTSG số 52-2020: Đằng sau chuyện 'thao túng tiền tệ'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools