Tiện lợi, rẻ, dễ chế biến và ngon - tất cả những điều khiến bánh mì cắt lát trở thành thực phẩm thiết yếu. Cho dù đó là một chiếc bánh sandwich bơ đậu phộng hay chỉ là đơn thuần bánh mì nướng bơ, người Mỹ đã kết hợp bánh mì lát vào chế độ ăn uống của họ kể từ cuối những năm 1920.
Một ổ bánh mì cắt sẵn đã được nhân viên bán hàng Frank Bench và nhà phát minh Otto Rohwedder giới thiệu đến người Mỹ vào năm 1928. Doanh số bán hàng tăng vọt khi người Mỹ nhanh chóng nhận ra những phần bánh mì có sẵn giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức như thế nào. Vào những năm 1930, thiết bị này của Rohwedder đã được cải tiến hơn nữa bởi Continental Baking và sản phẩm này đã củng cố vị trí của mình trong nhà bếp của người Mỹ.
Tuy nhiên, chỉ hơn một thập kỷ sau, Thế chiến II đã gây ra nhiều vấn đề cho những người yêu thích bánh mì cắt sẵn trên khắp nước Mỹ. Vì một lượng lớn tài nguyên đang đổ vào chiến tranh, chính phủ đã phải thành lập một cơ quan quản lý phụ trách việc phân chia thực phẩm.
Thông qua đó, chính phủ kiểm soát giá cả và nguồn cung của nhiều mặt hàng. Mọi người không thể mua thịt, pho mát hoặc đường nếu không có phiếu thưởng do nhà nước cấp.
Claude R. Wickard, Bộ trưởng Nông nghiệp năm 1943 cho rằng cấm bánh mì cắt sẵn cũng là một ý kiến hay và ông chính thức thực hiện lệnh vào ngày 18 tháng 1 năm 1943.
Theo các nhà chức trách, lệnh này được ban hành để bảo tồn ba thứ: giấy sáp, lúa mì và thép. Thật không may, việc cấm bánh mì cắt sẵn không thực sự làm được điều đó.
Tại sao không hiệu quả?
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm Chiến tranh, bánh mì cắt lát sẵn sử dụng nhiều giấy sáp hơn bánh mì không cắt lát để tránh bị hư hỏng, vì bánh mì cắt lát sẽ nhanh hỏng hơn. Tuy nhiên, thực tế sẽ không xảy ra chuyện thiếu giấy sáp.
Dữ liệu từ Ban sản xuất tiết lộ rằng hầu hết các công ty đều có sẵn nguồn cung cấp giấy sáp. Trên thực tế, dựa trên cách tiêu dùng của người Mỹ, các công ty bánh mì có đủ nguồn cung cấp cho họ trong vài tháng, ngay cả khi không cần bổ sung.
Một lý do khác khi ban hành lệnh cấm bánh mì cắt sẵn là để giảm giá bánh mì và bột mì bằng cách bảo tồn lúa mì. Chính sách điều tiết giá cho phép tăng giá bột mì lên 10%, và dần dần tăng giá bánh mì.
Giả thuyết của chính phủ là: nếu không có bánh mì cắt lát sẵn, tổng nhu cầu về lúa mì và bột mì sẽ giảm xuống, cho phép dự trữ nhiều nguồn cung hơn. Cũng giống như với giấy sáp, biện pháp này không thực sự cần thiết. Khi lệnh cấm được đưa ra, Mỹ đã có tích lũy hơn một tỷ giạ lúa mì (1 giạ tương đương thùng 35-40 lit). Lượng cung nhiều như vậy đã đáp ứng được nhu cầu trong nước trong vòng 2 năm ngay cả khi các vụ thu hoạch bị thất thu.
Cuối cùng, các nhà chức trách lập luận rằng máy làm bánh mì cắt sẵn cần rất nhiều thép để chế tạo. Do đó, cấm bánh mì cắt sẵn sẽ bảo tồn kim loại quý.
Tuy nhiên, điều này cũng không có ý nghĩa vì các nhà sản xuất bánh mì không phải lúc nào cũng tích cực mua máy cắt bánh mì. Một máy thường hoạt động trong vài năm. Vì vậy, ngay cả khi thép được tiết kiệm vì lý do này thì lợi ích nó mang lại cũng chẳng là bao.
Công chúng phản đối
"Điều tuyệt vời nhất là khi bánh mì được cắt lát" là một câu nói mang tính biểu tượng, người Mỹ yêu thích mọi thứ về bánh mì. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi lệnh cấm này đã vấp phải rất nhiều phản đối của công chúng.
Một công dân bực tức thậm chí còn nhiệt tình viết bài tỏ thái độ khinh thường chính sách của chính phủ trên tờ New York Times:
"Tôi muốn cho bạn biết bánh mì cắt lát quan trọng như thế nào đối với tinh thần và sự lành mạnh của một hộ gia đình. Chồng tôi và 4 đứa con đều vội vã trong và sau khi ăn sáng. Nếu không có bánh mì cắt sẵn, tôi phải cắt bánh mì nướng - mỗi ổ 2 lát - tức tôi phải cắt tổng là 10 lát. Đối với bữa trưa, tôi phải cắt bằng tay ít nhất 20 lát, cứ 2 miếng làm được 1 ổ bánh kẹp. Sau đó, tôi tự làm bánh mì nướng. 20 lát bánh mì phải cắt trong vội vã!"
Chỉ trong vòng 3 tháng sau lệnh cấm, Cục Quản lý Thực phẩm Chiến tranh đã dỡ bỏ nó. Vào ngày 8 tháng 3 năm 1943, người Mỹ đã được cầm trên tay chiếc bánh mì cắt lát yêu quý của họ.
Tôi chắc rằng một số gia đình đã sử dụng nó để làm món thịt bò nướng (roast beef), được cho là món bánh mì kẹp đầu tiên trong lịch sử.
Mai Lâm
Theo MD
Xem thêm: nhc.71775411191210202-nas-tal-tac-im-hnab-mac-gnut-ym-oas-iat/nv.zibefac